Văn họcĐịnh kiến về văn học trẻ từ những giai đoạn được hình...

Định kiến về văn học trẻ từ những giai đoạn được hình thành

Giống như bất cứ loại hình nghệ thuật nào, văn học cũng có dòng chảy và những câu chuyện của riêng mình. Và trong sự phát triển đó, văn học trẻ Việt Nam đã tự phác hoạ cho mình một bức tranh với vô vàn màu sắc. Tuy nhiên định kiến về văn học trẻ không phải là không có, hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Định hình từ sự không được công nhận

Năm 2006, Trần Thu Trang phát hành tiểu thuyết “Phải lấy người như anh.” Đây gần như là một cuốn sách đầu tiên đi ra từ trang mạng và gặt hái được rất nhiều thành công cả vệ mặt doanh thu lẫn sự đón nhận của độc giả. Năm 2007, tiểu thuyết dị bản của Keng nổi lên trên mạng Internet như một hiện tượng mới với những chủ đề được coi là khá nhạy cảm trong thời điểm đó như: Sex, lesbians, tình yêu cấm kị và một câu khuyến cáo tương đối khiêu khích, được coi là “đặc sản” giật gân, câu khách của ngành quảng cáo: “Chỉ đọc khi 18 tuổi.”

Có thể bạn muốn xem thêm:

Định hình từ sự không được công nhận
Định hình từ sự không được công nhận

Cuốn sách vừa ấn hành sau ba tuần đã lập tức được tái bản. Tuy nhiên định kiến về văn học trẻ cũng xuất hiện khi các nhà phê bình cho rằng những thông điệp trong cuốn sách này rất mờ nhạt, “có chăng là ý thức nổi loại nhưng lại không biết nổi loại vì cái gì? Liệu đây có phải một kiểu dị bản của văn hoá đọc?”

Tháng 5-2008, lần đầu tiên văn học mạng trở thành chủ đề chính trong một tạp chí học thuật hàn lâm – Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, trong thời điểm đó, rất nhiều những tranh luận về giá trị, chất lượng của những tác phẩm được viết bởi những nhà văn trẻ, đang xuất hiện với tần số cao qua rất nhiều các kênh truyền thông. Đa phần những quan điểm đều bị bỏ ngỏ và ngay cả phương diện cơ bản nhất: “Định nghĩa” cũng chưa có một kết luận cuối cùng.

Người ta tranh cãi rằng liệu có phải văn học mạng là nơi để bất cứ ai cũng có thể viết, các tác phẩm được tạo ra không cần quá trau chuốt, tác giả là những người viết nghiệp dư, lười nhác bất cẩn khi viết rồi đăng thẳng lên mạng mà không qua bất cứ công đoạn biên tập nào hay không? Nhiều ý kiến cho rằng nhiều bài viết đều có ngôn từ khá sơ sài, như một dạng nhật ký cá nhân hoặc “văn chương thị dân,” nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí, giết thời gian của độc giả. Đây chính là định kiến về văn học trẻ được rất nhiều người nhận ra.

Định kiến về văn học trẻ với cái mác “văn học mì ăn liền”

Một trong những nhận xét thường thấy nhất khi nói về văn học trẻ Việt Nam chính là ít vốn sống, bút pháp tương tự nhau, sáng tác loay hoay trong những mảng đề tài quen thuộc. Một số nhận định khó tính hơn còn cho rằng văn học trẻ xuất hiện như một sự xỉ nhục với nền văn học nước nhà, bởi các tác phẩm thiếu sự sâu sắc, tư duy hời hợt. Những cuốn sách thường nằm trong một mớ bong bong cảm xúc của tuổi trẻ, tình đơn phương, tình cảm không tên, cảm giác thất tình, tuyệt vọng rồi nỗi cô đơn. Đến nỗi nhiều người còn dùng một cụm từ “bội thực nỗi buồn” cho nền văn học trẻ Việt.

Định kiến về văn học trẻ với cái mác “văn học mì ăn liền”
Văn học trẻ Việt Nam chính là ít vốn sống, bút pháp tương tự nhau

Có thể bạn quan tâm:

Định kiến về văn học trẻ này không phải là không có cơ sở, khi dạo quanh nhà sách độc giả có thể dễ dàng thấy những cuốn sách được bán chạy nhất đều là những tác phẩm liên quan đến sự lạc lõng của tuổi trẻ trong thời đại đô thị hoá như: Buồn làm sao buông, Ai rồi cũng khác, Người lớn cô đơn, Người yêu cũ có người yêu mới, Lưng chừng cô đơn…

Những nhà văn trẻ sinh năm 70 của thế kỷ trước lớn lên trong một thời kỳ đặc biệt – khi họ là nhân chứng theo dõi sự chuyển mình của một quốc gia. Ở thời điểm đó vết sẹo của chiến tranh, sự ám ảnh của quá khứ vẫn còn đang song hành cùng những nỗ lực phục hồi chậm dãi về mặt tâm lý trong thời kỳ mở cửa. Con người có thời gian để nhìn nhận về quá khứ và định hình tương lai. Các tác phẩm của “tác giả trẻ” trong giai đoạn này được cho có chiều sâu và phản ánh xã hội chân thực một phần xuất phát từ việc độc giả có thời gian nhìn nhận những vấn đề xung quanh mình và lắng nghe cảm xúc của bản thân.

Bên cạnh đó, sự hạn chế của các nhà xuất bản cũng như công cụ xuất bản cũng cho phép người viết được chậm dãi cảm nhận suy nghĩ cá nhân, truyền đạt tư tưởng của bản thân một cách từ tốn, chăm chút nhất. Nhờ vậy, những đề tài được lựa chọn thường sẽ có tính chuẩn mực, khuôn mẫu hơn, bám sát cá giá trị của đời sống và lịch sử.

Những định kiến về văn học trẻ xuất hiện không phải là một điều quá bất ngờ trong quá trình phát triển của những cái mới, nhất là ở lĩnh vực văn học. Mong rằng những nội dung trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn.

Tin liên quan