Chụp ảnh thể thao có nhiều nhiều thách thức và đòi hỏi người chụp có kinh nghiệm, thiết bị chụp ảnh phù hợp và một chút may mắn. Không có nhiều tài liệu hướng dẫn, vì vậy bạn cần phải tập luyện, thực hành thật nhiều, đúc kết kinh nghiệm của riêng mình và học hỏi từ những người đi trước.
Hiểu những gì bạn định chụp
Nghiên cứu luật chơi và xem qua video của môn thể thao bạn muốn chụp. Làm như vậy cho phép bạn hình dung được những hình ảnh bạn có thể chụp và giúp bạn lên kế hoạch về cách mà bạn có thể tác nghiệp.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Ảnh chân dung là gì? Những thể loại nghiếp ảnh chân dung
- Ảnh phong cảnh với những kỹ thuật giúp bạn chụp đẹp hơn
- Ảnh kiến trúc với những kỹ thuật giúp bạn chụp đẹp hơn
Hiểu tự động lấy nét và theo dõi chủ đề
Tự động lấy nét và theo dõi chủ thể là rất quan trọng đối với nhiếp ảnh thể thao. Tự động lấy nét đảm bảo rằng đối tượng luôn sắc nét, trong khi theo dõi chủ thể đảm bảo rằng bạn đang tập trung vào chủ thể chính xác. Đối với môn thể thao, bạn nên đặt chế độ tự động lấy nét “liên tục” để đảm bảo rằng đối tượng bạn luôn nằm trong vùng nét.
Những máy ảnh hiện đại ngày nay có các tùy chọn theo dõi chủ thể độc quyền (3D tracking, phát hiện khuôn mặt, vv..) có thể hữu ích cho thể thao. 3D tracking khá hữu ích trong việc theo dõi các đối tượng chuyển động nhanh như đua xe, vận động viên điền kinh, thể dục dụng cụ vv.., trong khi phát hiện khuôn mặt đã tỏ ra hữu ích cho các môn thể thao chiến đấu.
Nếu máy ảnh của bạn không có các chức năng trên, cũng không sao, hãy chuyển điểm lấy nét ở giữa khung hình và theo dõi đối tượng theo cách thủ công.
Sử dụng tốc độ màn trập phù hợp
Đối với ảnh thể thao sử dụng tốc độ màn trập chính xác là chìa khóa để đóng băng chuyển động. Nếu bạn đặt nó quá chậm, bạn sẽ có một tấm ảnh bị nhòe. Để đóng băng chuyển động của con người, nên đặt tốc độ màn trập ít nhất 1/400 giây. Đối với các môn thể thao chuyển động nhanh hơn, ví dụ như một người rơi tự do (môn nhảy cầu), tốc độ màn trập cần đặt ít nhất 1/1600.
Ngược lại, tốc độ màn trập chậm có thể được sử dụng để minh họa chuyển động. Trong những tình huống như vậy, tốc độ màn trập thấp như 1 giây được sử dụng để thấy được những vệt sáng chuyển động, trong khi vẫn giữ lại chi tiết.
Đầu tư vào ống kính zoom khẩu lớn
Ngoài thực tế là khoảng cách giữa vận động viên và người nhiếp ảnh thể thao liên tục thay đổi như đã đề cập ở trên, ánh sáng địa điểm cũng có thể rất kém. Do đó, cần có một ống kính zoom khẩu lớn cho tính linh hoạt và khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, trong khi vẫn giữ được tốc độ màn trập nhanh cho một tấm ảnh nghệ thuật.
Khi mới bắt đầu, bạn nên sử dụng ống kính 70-200mm f2.8. Ống kính này nhẹ, có sẵn ở tất cả các nhà sản xuất ống kính lớn và giá cũng tương đối rẻ. Khẩu độ 2.8 rất tuyệt vời cho các tình huống thiếu ánh sáng và nếu bạn cần thêm khả năng zoom xa hơn nữa, bạn chỉ có thể dùng bộ chuyển đổi tele 1,4x.
Ảnh thể thao ghi lại các tương tác và cảm xúc
Có thể bạn quan tâm:
- Xăm hình nghệ thuật – bộ hình nghệ thuật mới trong giới trẻ
- Thơ tình yêu – Câu chuyện tình của tác giả qua từng câu thơ
Cảm xúc chiến thắng, thất vọng, sự tương tác của những vận động viên, là những khoảnh khắc quan trọng trong thể thao, nó sẽ giúp tô điểm đầy đủ câu chuyện.
Thời điểm các vận động viên khởi động, và cả lúc những người ở lại sau khi đã giành chiến thắng. Bạn cần nắm bắt được những biểu hiện của mọi người trước, trong và sau sự kiện.
Ngoài ra, bạn không chỉ tập trung chụp ảnh vận động viên. Thường thì nguồn năng lượng lớn chính là các huấn luyện viên, gia đình và người hâm mộ.
Thực hành, thực hành và thực hành
Thực hành thật nhiều cho đến khi bạn hoàn toàn tự tin vào khả năng chụp ảnh thể thao của mình. Nhiếp ảnh là môn dựa nhiều vào kinh nghiệm bản thân người chụp, bạn cần phải tập luyện thường xuyên, nhất là đối với nhiếp ảnh thể thao.
Hãy liên hệ với các hội, nhóm nhiếp ảnh thể thao để có thể tham gia chụp các sự kiện thể thao lớn hơn, ở đó có nhiều nhiếp ảnh gia khác để bạn học hỏi kinh nghiệm. Không nên đặt kỳ vọng quá cao vào lần chụp đầu tiên, và hãy kiên nhẫn.