Văn họcSự đa dạng trong văn học trẻ là điểm mạnh đáng ghi...

Sự đa dạng trong văn học trẻ là điểm mạnh đáng ghi nhận

Văn học trẻ có quá trình hình thành và phát triển trong khoản thời gian 5 năm trở lại đây. Mặc dù đối mặt với nhiều định kiến từ nhiều nhà phê bình. Tuy nhiên, sự đa dạng trong văn học trẻ là một điểm mạnh mà thể loại này có được.

Sự đa dạng trong văn học trẻ và những định kiến

Có thể nói Văn học trẻ Việt Nam 10 năm trở lại đây luôn có ý thức làm mới mình và tìm mọi cách để mở rộng tính sự đa dạng trong văn học trẻ. Xuất hiện ban đầu với những tác phẩm tiểu thuyết về tình yêu, giờ đây độc giả có thể dễ dàng nhìn thấy sự mở rộng của các loại hình văn học khác như tản văn với các tên tuổi như Hạ Vũ, Anh Khang, Iris cao.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Tiếp nối thời kỷ bùng nổ của tản văn, làng văn học trẻ Việt Nam lại được thổi vào làn gió mới nhờ các tiểu thuyết du ký với trải nghiệm vươn ra khỏi biên giới Việt Nam như “Xách balo lên và đi” được xuất bản vào đầu năm 2012. Tác phẩm mang tới cho giới trẻ một thông điệp dám nghĩ, dám làm, dũng cảm khám phá thế giới.

Sự đa dạng trong văn học trẻ và những định kiến
Sự đa dạng trong văn học trẻ và những định kiến

Dù nội dung gây nhiều tranh cãi, song tác phẩm vẫn được xem là hiện tượng lúc bấy giờ. Phát súng mở màn của thể loại văn học trải nghiệm này đã tạo đà cho rất nhiều cuốn sách cùng đề tài khác như “Con đường Hồi Giáo” của Nguyễn Phương Mai khi góc nhìn của độc giả về Trung Đông vẫn còn mơ hồ như một tờ giấy trắng. Hay tác phẩm “Hẹn hò với Paris” của Trương Anh Ngọc đã được tái bản ngay trong ngày ra mắt.

Chỗ đứng của những tập thơ mới được ra đời

Các tập thơ của văn học trẻ Việt Nam cũng có chỗ đứng của riêng minh. “Đi qua thương nhớ” của Nguyễn Phong việt đã lập kỷ lục với 10,000 cuốn bán trong hết 50 ngày hay “Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời” là tập thơ bán chạy nhất năm 2015 với 2.000 bản được đặt trước khi tác phẩm ra mắt. Tổng cộng, kể từ khi phát hành, cuốn sách đã được tái bản với 10.000 bản in và trở thành một trong những tập thơ thành công nhất của Nguyễn Thiên Ngân.

Hoặc phải kể đến cuốn sách “Ra vườn nhặt nắng” với những bài thơ thiếu nhi nhưng lại là tấm gương phản ánh tuổi thơ của người lớn vừa được tái bản năm 2016 thông qua việc gây quỹ. So với mục tiêu đặt ra ban đầu là kêu gọi được 100 triệu đồng, cuốn sách đã được xuất bản nhờ vào 250 triệu đồng từ hơn 650 độc giả sẵn sàng đặt sách trước khi ra mắt trong chưa đầy hai tháng.

Chỗ đứng của những tập thơ mới được ra đời
Chỗ đứng của những tập thơ mới được ra đời

Trước sự đa dạng trong văn học trẻ Việt Nam sự đón nhận của độc giả, chất lượng của các tác phẩm này vẫn là điều gây nhiều tranh cãi. Đối diện với những đánh giá khắt khe này, Văn học trẻ Việt Nam lại một lần nữa có những sự nỗ lực, ghi lại giấu ấn cá nhân trên văn đàn Việt thông qua những sân chơi chính thống hơn, tiêu biểu như cuộc thi “Văn học tuổi 20” với hội đồng đánh giá gồm những nhà văn, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học có uy tín trong giới văn đàn Việt Nam như nhà phê bình văn học PGS.TS. Ngô Văn Giá, PGS.TS Nguyễn Thành Thi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Nhà văn Phan Hồn Nhiên.

Sự đánh giá cao từ những cuộc thi văn học

Sự đánh giá cao từ những cuộc thi văn học
Sự đánh giá cao từ những cuộc thi văn học

Có thể bạn quan tâm:

Những tác phẩm trong cuộc thi thường được đánh giá cao về ngôn ngữ, cách triển khai nhân vật, câu chuyện có chiều sâu và đề tài phản ánh được nhiều khía cạch mới của xã hội. Đó có thể là Nguyễn Ngọc Thuần với giọng văn trong trẻo, mới lạ, ngơ ngác của “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, “Một thiên nằm mộng” v.v… Hay Nguyễn Minh Nhật với “Người Ngủ Thuê.” Anh đã khai thác một đề tài mới lạ, kể về một xã hội bận rộn với những phát triển vượt bậc về mặt công nghệ, cho phép người ta làm nghề ngủ thuê cho những khách hàng không muốn mất thời gian ngủ.

Bên cạnh nxb trẻ, Nhã Nam cũng là một trong những đơn vị phát hành sách uy tín, tập trung vào việc nâng cấp nền văn học trẻ Việt Nam. Với khâu kiểm duyệt tương đối “khó tính,” những tác phẩm như “Mộ phần tuổi trẻ” của Huỳnh Trọng Khang, “Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới” của Nguyễn Hải Nhật Huy đã ra đời. Nếu Mộ phần tuổi trẻ của Khang gây ấn tượng mạnh trên văn đàn Việt Nam bởi tác phẩm đầu tay của chàng trai 20 tuổi này cứ ngân vang mãi một cảm xúc kì lạ cho người đọc về sài gòn trước năm 1975, thì “Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới” lại là bức tranh trần trụi về một đô thị thơm tho, sạch sẽ được bao trùm bởi vô số những mánh khoé không mấy lành mạnh của giới truyền thông và ngành quảng cáo.

Mặc dù còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề những sự đa dạng trong văn học trẻ được thể hiện qua rất nhiều đề tài được nhắc tới. Có lẽ đây chính là một sự mở rộng cần có cho văn học hiện đại.

Tin liên quan