Bề dày lịch sử, văn hóa của người Việt giúp chúng ta sở hữu kho tàng văn học và thơ ca cực kỳ phong phú. Trong đó, các tác phẩm văn học trung đại vẫn luôn được biết đến với giá trị lịch sử sâu sắc, là niềm tự hào của người Việt bao đời nay. Tuy nhiên, không phải người Việt Nam nào cũng hiểu rõ được những đặc điểm của giai đoạn văn học đầy ý nghĩa này. Vậy thì bạn hãy đọc những thông tin chi tiết bên dưới để mở rộng cho mình những kiến thức thú vị nhé.
Hiểu về Văn học trung đại Việt Nam như thế nào?
Văn học trung đại là cụm từ được đưa ra ý chỉ đến những tác phẩm văn học được sáng tác trong giai đoạn trung đại của lịch sử Việt Nam (thời phong kiến). Nó được hình thành và phát triển sâu rộng ở thời kỳ này với rất nhiều tác giả nổi tiếng, hàng loạt các tác phẩm xuất sắc.
Văn học trung đại của Việt Nam chia ra làm ba phần chính là văn học chữ Hán (chữ mượn Trung QUốc); văn học chữ Nôm (chữ được sáng tạo riêng dựa trên cơ sở các bộ trong chữ Hán) và văn học chữ Quốc ngữ. Văn học chữ Hán đi kèm với những hạn chế nhất định, bởi chữ viết này không phổ biến tại Việt Nam ta thời ấy, thường chỉ có những quan lại quý tộc mới được học.
Văn học chữ Nôm thì ra đời sau, đánh dấu một bước ngoặt cực kỳ lớn trong lịch sử văn học nước nhà, đi sâu và phản ánh rõ nét hiện thực đời sống người Việt. Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện sau cùng, chữ quốc ngữ dễ học dễ viết cho nên sau này được dùng phổ biến, trở thành thứ văn tự duy nhất còn tồn tại ở đời sống hiện đại.
Văn học trung đại Việt – những giai đoạn làm nên lịch sử
Được xếp chung vào cùng một nền văn học nhưng các dấu mốc lịch sử khác nhau cũng đánh dấu sự chuyển mình trong lối sáng tác và lưu truyền tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.
Giai đoạn đầu thế kỷ X cho đến khoảng hết thế kỷ XIV
Thế kỷ X là khoảng thời gian hết sức ý nghĩa trong lịch sử dân tộc, bởi chúng ta đã thoát ra khỏi ách đô hộ phương Bắc, tự mình xây dựng và tự chủ đất nước. Bởi thế, văn học ở khoảng thời gian này chủ yếu xoay quanh tinh thần dân tộc và tình yêu đất nước, yêu thương nhân dân. Những tác phẩm văn học tiêu biểu ở giai đoạn này có thể kể đến như là Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn),…
Đến cuối thế kỷ XIII, chữ Nôm xuất hiện khiến cho nền văn học nước nhà thêm phần phong phú với nhiều tác phẩm được sáng tác bằng chữ Nôm, thể loại cũng đa dạng hơn nhiều, có thể là văn tế, truyện thơ, hay các ngâm khúc có vần điệu đặc sắc, … nói lên cuộc sống và đặc điểm xã hội con người thời bấy giờ.
Tính từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
Khoảng thời gian này, văn học nước ta phát triển cả những sáng tác theo chữ Hán và chữ Nôm, thường nói về tinh thần yêu nước, đề cao những văn hóa tốt đẹp và phê phán những mặt tối của xã hội phong kiến. Ở giai đoạn này, những tác phẩm văn học chữ Nôm có vẻ nhiều hơn chút, vì đây được coi là chữ do người Việt sáng tạo ra chứ không phải mượn từ nước ngoài, vì thế nhiều người yêu thích.
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII cho đến thời gian đầu thế kỷ XIX
Ở giai đoạn này, các chế độ phong kiến Việt Nam dần có dấu hiệu suy tàn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy trong nhân dân, ý thức về quyền con người đã trở nên mạnh mẽ hơn hẳn. Bởi thế, văn học trung đại ra đời trong bối cảnh lịch sử như vậy đa phần hướng vào sự tự do và nhân đạo, nhân nghĩa, đề cao quyền được sống và được hạnh phúc, ấm no.
Đồng thời quyền bình đẳng nam nữ cũng được đề cập đến với hàng loạt những tác giả nữ và các tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nữ giới thời ấy. Nổi bật phải kể đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, hay các tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương…
Sự chuyển biến có thể dễ dàng nhận thấy tiếp theo của văn học trung đại chính là trong suy nghĩ và lối hành văn của các tác giả có phần phóng khoáng hơn, giải phóng tư tưởng và giải phóng con người là ý nghĩa sâu xa bao hàm toàn bộ các tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn này.
Giai đoạn đặc sắc tiếp theo là nửa cuối thế kỷ XIX
Ở khoảng thời gian này, thực dân Pháp đã bắt đầu đánh chiếm và xâm lược Việt Nam, mở ra thời kỳ nửa thực dân nửa phong kiến vô cùng đen tối trong lịch sử. Chủ nghĩa yêu nước vì thế càng được đề cao hơn và trở thành khúc âm hưởng hào hùng của cả dân tộc. Những tác phẩm trong giai đoạn này – văn học trung đại chủ yếu đề cao tinh thần dân tộc, cổ vũ quần chúng nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
Đặc biệt ở thời kỳ này, sự ra đời của chữ quốc ngữ cũng đem đến làn gió mới cho văn học trung đại nước nhà. Sau này, khi nó trở thành thứ văn tự duy nhất được duy trì cho sáng tác và tuyên truyền dân tộc thì càng dễ dàng hơn để mọi người tiếp cận và tiếp thu những tinh hoa trong văn học yêu nước.
Đặc điểm lớn nhất về nội dung văn học thời phong kiến
Khoảng thời gian này, nội dung văn học chủ yếu xoay quanh những vấn đề về tinh thần dân tộc, chủ quyền đất nước, yêu nước thương dân. Thông qua văn học để giáo dục giới sĩ phu yêu nước học tập và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống thanh tao thoát tục, coi việc cống hiến cho dân, cho nước, trung hiếu vẹn toàn làm gốc.
Đồng thời, văn học trung đại đề cao tính nhân văn nhân đạo, tình thương giữa con người với con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, nâng cao lòng tự hào dân tộc. Ảnh hưởng của xã hội khiến cho các tác phẩm văn chương chủ yếu còn khắt khe và chuẩn mực, không có nhiều sự phóng khoáng bay bổng.
Lời lẽ văn chương đưa ra rất rõ ràng và đanh thép, không mang nhiều hàm nghĩa thơ mộng, xa rời thực tế. Tuy nhiên, văn học lúc ấy vẫn đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người như là nhân – nghĩa – đạo đức – chữ tín – lòng trung thành…
Đặc trưng nổi bật khi nói về văn học trung đại Việt Nam
Đặc trưng văn học thời kỳ trung đại ở Việt Nam bao gồm có 3 yếu tố chính thường xuyên được nhắc tới:
Thứ nhất là tính song ngữ luôn luôn hiện hữu
Ngày ấy, tại Việt Nam tồn tại song song cả chữ Hán và chữ Nôm nên các tác phẩm văn học trung đại cũng luôn tồn tại tính song song này, không có thứ chữ viết nào lấn át nhau. Ban đầu, chữ Hán và văn hóa Hán có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng tới nước ta, tuy nhiên về nội dung vẫn luôn đảm bảo đề cao tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước.
Sau này khi chúng ta có thêm chữ Nôm thì các nhà trí thức yêu nước cũng thường sử dụng loại chữ viết này. Mục đích để thể hiện tinh thần và niềm tự hào của mình đối với văn hóa, lịch sử của người Việt Nam.
Kế thừa của văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn là nguồn tri thức cực kỳ quý giá, được trân trọng và truyền bá từ đời này sang đời khác. Đặc điểm của thứ văn học này là gần gũi với đời sống và chân thực, đa dạng. Bởi thế nên tinh thần trong văn học dân gian đem tới nguồn cảm hứng to lớn để mở rộng nền văn học thời kỳ trung đại ở Việt Nam.
Các khía cạnh được tiếp thu ở đây bao gồm có đề tài (yêu nước, yêu thương con người, sống hòa thuận gắn bó…), quan niệm về thẩm mỹ (con người không những cần đẹp về hình thức mà còn phải đẹp trong đạo đức, trong nội tâm suy nghĩ), ngôn từ và thể loại…
Văn học thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh từ tôn giáo
Tư tưởng tôn giáo trong văn học trung đại luôn được nhận ra một cách rất đặc thù và rõ nét. Có nhiều hình thức tôn giáo được lựa chọn để đưa vào các tác phẩm văn học khác nhau, chẳng hạn như thuyết Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo… Tư tưởng tôn giáo cũng đem đến những hệ quả đặc trưng trong giáo dục con người thời bấy giờ.
Các tác giả văn học trung đại Việt Nam nổi tiếng nhất
- Trần Anh Tông là nhà vua thứ tư dưới thời nhà Trần. Các tác phẩm tiêu biểu để lại của vị vua này gồm có Hiệu đính công văn cách thức; Trần triều thế phổ hành trạng; Pháp sự tân văn; Toàn Việt thi lục; …
- Phan Huy Chú: ông là nhà thơ kiêm nhà sử học lớn của Việt Nam. Công trình nổi tiếng nhất của ông được biết đến chính là Lịch triều hiến chương loại chí – đây được coi như cuốn bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam ta.
- Hưng Đạo Đại Vương: là vị vua và vị tướng tài của dân tộc. Các tác phẩm được biết đến và lưu truyền mãi về sau như là Hịch tướng sĩ; Binh thư yếu lược,…
- Trần Minh Tông: ông là vị vua thứ 5 dưới thời nhà Trần, đây là vị vua đem tới văn minh và sửa sang việc nước, êm ấm lòng dân. Các tác phẩm của ông cho đến ngày nay bị thất lạc nhiều, không còn lại đầy đủ. Nổi bật nhất trong các tác phẩm của Trần Minh Tông là Minh Tông thi tập.
- Nguyễn Du: nhắc đến văn học thời trung đại không thể nào bỏ qua tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Du. Ông được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân Văn hóa thế giới. Các tác phẩm của ông để lại cho đến ngày nay tương đối đồ sộ, như là Truyện Kiều; Văn tế thập loại chúng sinh; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; Bắc hành tạp lục; Thanh Hiên thi tập; ….
Yếu tố xã hội tác động không nhỏ đến văn học trung đại
Quả thực, văn học thời kỳ nào cũng sẽ được yêu thích nếu như nó phù hợp và thấm nhuần tư tưởng xã hội giai đoạn đó. Văn học thời kỳ trung đại cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố xã hội liên quan.
Từ thế kỷ thứ 10 cho tới cuối thế kỷ 19, nước ta về cơ bản là một nước độc lập, có chủ quyền riêng biệt và có truyền thống chống giặc ngoại xâm vô cùng hào hùng. Xã hội lúc đó chia ra hai thành phần chính là tầng lớp phong kiến và nông dân. Hầu như các tác phẩm được sáng tác bởi tầng lớp phong kiến, có điều kiện học tập và tiếp thu nhiều văn chương chữ nghĩa.
Văn học thời bấy giờ cũng là một trong những phương thức giáo dục và thấm nhuần tư tưởng hiệu quả, cho nên trong các tác phẩm cũng đề cao lòng trung hiếu, cảm tạ ơn dưỡng dục của gia đình và một lòng hướng đến phò tá vua, chung sức xây dựng xã tắc ấm no.
Kết luận
Như vậy là qua việc khai thác thông tin chi tiết những đặc điểm, bối cảnh xã hội văn học trung đại Việt Nam có thể giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất liên quan đến lịch sử và ý nghĩa khi tìm hiểu các tác phẩm. Nền văn học Việt Nam nói chung và văn học thời kỳ này nói riêng đều hết sức đa dạng, độc đáo. Một khi đi vào tìm hiểu sẽ khiến cho người đọc cực kỳ say mê, hứng thú và khơi dậy niềm tự hào dân tộc to lớn.