Văn họcVăn học dân gian và những thông tin cơ bản cần biết

Văn học dân gian và những thông tin cơ bản cần biết

Từ ngày xưa, văn học dân gian đã trở nên phổ biến vì là những tác phẩm nghệ thuật được truyền miệng do một tập thể sáng tạo. Những sinh hoạt khác trong trong cuộc sống cộng đồng được phản ánh trong tác phẩm. Đến thời điểm hiện nay, giới trẻ được học qua tác phẩm dân gian ở trường và cảm thấy gần gũi. Trong bài viết, người đọc sẽ tìm hiểu những thông tin cơ bản cần biết về thể loại này.

Văn học dân gian là thể loại nghệ thuật gì

Như đã giới thiệu, những hoạt động hàng ngày trong cuộc sống được phản ánh sẽ tạo nên tác phẩm dân gian truyền miệng. Từ ngày xưa, người dân ta đã có thói quen sáng tác để cổ động tinh thần và nói lên những điều tốt đẹp mình gặp.

Với người Việt Nam, loại hình dân gian là nguồn sữa nuôi dưỡng thế hệ trẻ với tiếng ru ầu ơ dân tộc. Các tác phẩm góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn con người lao động chân chất, mộc mạc. Mảnh đất khá màu mỡ chắp cánh cho tình yêu lan tỏa khắp nơi. Khi đọc một văn học dân gian, ta cảm nhận rõ:

  • Ngôn từ tình yêu có những điều kỳ diệu riêng;
  • Thấy thương gốc lúa ngọn cỏ, vườn rau;
  • Sự chân chất, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người.
Văn học dân gian thể hiện cuộc sống đời thật của con người 
Văn học dân gian thể hiện cuộc sống đời thật của con người

Giá trị nghệ thuật của văn học Việt dân gian 

Ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, lúc chữ viết chưa có. Vì vậy, các yếu tố văn học được truyền miệng là chủ yếu. Khi chữ viết xuất hiện và trở nên phổ biến, một bộ phận các tác phẩm văn học được văn bản hóa. Tức, tác phẩm văn học không còn lưu truyền miệng rộng rãi như trước đây nữa.

Tuy vậy, nội dung và bản chất văn học dân gian vẫn được duy trì bằng con đường mà nó sinh ra. Đặc trưng của tác phẩm truyền miệng là cách hình thành, tồn tại và phát triển tạo thành thể loại dân gian đặc trưng. Việc sáng tác và lưu truyền hoàn toàn truyền miệng, người nghệ nhân không chỉ có tài năng mà trí nhớ phải thật tốt.

Bên cạnh việc truyền miệng, loại hình dân gian thể hiện tính tập thể khi phụ thuộc môi trường sinh hoạt. Tính tập thể ở đây biểu hiện rõ nét quan niệm thẩm mĩ ở quá trình sáng tác và lưu truyền trong dân gian. Về kiểu sáng tác, mỗi tác phẩm văn học có sự đóng góp của nhiều người và qua bao thế hệ khác nhau.

Một số bộ sử thi văn học dân gian nổi tiếng của thế giới như: 

  • Iliat và Odixe;
  • Ramayana;
  • Mahabharata;

Tác phẩm hoàn thiện bởi nhiều người sáng tác và trải qua nhiều thế hệ, vùng miền khác nhau.

Môi trường sinh hoạt đời thường tạo nên những văn học dân gian hay
Môi trường sinh hoạt đời thường tạo nên những văn học dân gian hay

Đặc trưng của văn học thể loại dân gian

Các văn học dân gian cũng có các đặc trưng điển hình như sau:

Đặc trưng nhận thức

Các tác phẩm dân gian được ví như “bộ bách khoa toàn thư về tôn giáo, triết học, kiến thức thường nhật” của cuộc sống đời thường. Một hệ thống tri thức về tự nhiên, tâm linh, xã hội, kinh nghiệm sống, ứng xử được lưu truyền và gìn giữ trong tác phẩm dân gian. Nhân loại sẽ có những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc.

Đặc trưng giáo dục

Khi đọc một văn học dân gian, con người có khả năng định hướng đạo đức và luân lý trong xã hội. Chức năng gần gũi và có sự giao thoa giữa các phương diện nhận thức. Trong đó, về phương hướng giáo dục thì đó là:

  • Sự tác động, ảnh hưởng;
  • Chi phối trực tiếp hay gián tiếp đến cộng đồng.

Nhiều tác phẩm thuộc thể loại hát nói mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, nghĩa là giáo dục thể hiện một cách tường minh. Song, ý nghĩa giáo dục thể hiện nghĩa hàm ý có thể hiểu như cách dạy con người sống tốt đẹp hơn một cách gián tiếp.

Con người được giáo dục thông qua nội dung mà tác phẩm gửi gắm
Con người được giáo dục thông qua nội dung mà tác phẩm gửi gắm

Đặc trưng thẩm mĩ

Tác phẩm dân gian còn thể hiện quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng qua vẻ đẹp hồn hậu, giản dị của nhân dân. Bản chất của văn học dân gian chỉ thấy được vẻ đẹp thật sự trong môi trường tồn tại, tức cần kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo. 

Đặc trưng sinh hoạt

Văn học dân gian gắn bó với cuộc sống con người mật thiết “từ chiếc nôi ra tới nấm mồ”. Thói quen sinh hoạt cùng môi trường sống của người dân là điều kiện giúp tác phẩm dân gian ra đời và phát triển mạnh.

Các thể loại văn học dân gian

Các thể loại văn học cơ bản có nguồn gốc từ các tác phẩm dân gian. Đây cũng được xem là kho lưu giữ thành tựu ngôn từ nghệ thuật của nhân loại. Khi đọc qua một tác phẩm dân gian, chúng ta sẽ thấy được những điều tốt đẹp:

  • Phẩm chất đạo đức đầy tính truyền thống của dân tộc;
  • Lòng lạc quan;
  • Tinh thần nhân đạo;
  • Cách nghĩ cùng lối sống lành mạnh và tích cực.

Một số thể loại văn học dân gian người đọc thường gặp khi đọc các tác phẩm dân gian như: Sử thi, thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn,… Hình ảnh đời sống thật trong tác phẩm. Chúng ta như hòa nhịp và học hỏi những điều hay gửi gắm trong nội dung.

Tác phẩm dân gian truyền miệng là nguồn gốc của nhiều thể loại
Tác phẩm dân gian truyền miệng là nguồn gốc của nhiều thể loại

Thần thoại

Chủ yếu là văn xuôi tự sự kể về các vị thần để từ đó giải thích hiện tượng tự nhiên, thể hiện niềm tin chinh phục thiên nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo trong đời sống của người Việt cổ.

Một số tác phẩm thần thoại tiêu biểu: Thần mặt trời, Nữ thần mặt trời,…

Sử thi

Cũng thuộc hình thức văn xuôi nhưng có quy mô sáng tác lớn, ngôn ngữ có vần nhịp. Văn xuôi và văn vần hay sự kết hợp của cả hai. Trong tác phẩm, người đọc sẽ thấy một hình tượng hoành tráng kê về một biến cố trong đời sống cộng đồng cổ đại. Từ đó, người có công sẽ được tôn vinh và ngưỡng mộ.

Văn học dân gian và văn học viết có gì khác nhau
Văn học dân gian và văn học viết có gì khác nhau

Tác phẩm dân gian được lưu truyền miệng khi chữ viết chưa ra đời. Vì thế, một tác phẩm sẽ được trau chuốt câu từ và làm cho nội dung ngày càng mượt mà hơn theo thời gian. Con người cũng tự nhớ và đọc theo câu chữ thuận miệng với mình.

Ngày nay, bạn học một tác phẩm dân gian và lại vô tình đọc được chính tác phẩm vừa học ở đâu đó. Câu chữ khác nhau nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên vẹn. Cả hai đều không sai chỉ khác khi lưu truyền một vùng miền khác sẽ có ít thay đổi.

Còn về văn học viết ra đời sau này khi nhân loại có chữ viết. Người sáng tác phải từng trải nghiệm và có tài năng mới thể hiện được gửi gắm của mình trong tác phẩm. Mặc khác, họ còn thể hiện tác phẩm dân gian bằng chữ viết.

Về sau này, văn học viết còn phát triển ra thể loại truyện ngắn, truyện dài,… Nội dung cũng phản ánh cuộc sống của con người. Chẳng hạn, tác phẩm “chị Dậu” cho người đọc thấy thời kỳ đen tối, con người bị dồn đến góc tối cùng cực xã hội.

Về cơ bản, văn học viết và dân gian không có khác biệt mấy. Chẳng qua, tác phẩm dân gian thiên về truyền miệng còn văn học viết thể hiện qua câu chữ. Còn về chủ đề, tác phẩm viết sau này phát triển thành nhiều chủ đề để thỏa mãn thời cuộc.

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Các văn học dân gian truyền miệng là nền tảng phát triển văn học viết sau này. Loại hình gắn bó mật thiết với con người thuở xa xưa là chặng đầu của văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nhân loại chỉ có duy nhất loại hình dân gian. Khi chữ viết ra đời, văn học con người chia thành hai bộ phận:

  • Tác phẩm viết
  • Tác phẩm dân gian.

Văn học viết ảnh hưởng từ nghệ thuật truyền miệng 

Văn học viết chịu ảnh hưởng từ nhiều phương diện của nghệ thuật truyền miệng về nội dung, hình thức nghệ thuật. Vì thế, dù được phân loại nhưng hai loại hình này cũng chỉ với mục đích cuối cùng là giúp con người có những bài học hay.

Ví dụ: Thánh Gióng là câu chuyện nói lên tinh thần yêu nước dù già hay trẻ. Nhân dân ta đều căm ghét chiến tranh và một lòng chống quân xâm lược. Thể loại thơ lục bát được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng tài tình cũng bắt nguồn từ nghệ thuật truyền miệng. Điều đó chứng tỏ thể loại văn học này vô cùng quan trọng.

Văn học viết tác động đến loại hình dân gian 

Tuy nhiên, văn học viết cũng ảnh hưởng đến loại hình dân gian ở một số phương diện. Chẳng hạn, tác giả dân gian đưa chất liệu viết vào sáng tác của mình thấy trong tác phẩm Lục Vân Tiên, Truyện Kiều,… Cả hai thể loại văn học có ảnh hưởng qua lại tạo nên sự trọn vẹn của thơ văn quốc âm. Cụ thể, truyện thơ Nôm là sự gặp nhau giữa hai bộ phận văn học dân tộc mà ta cũng đã học qua nhiều tác phẩm.

Như vậy, hai hình thức văn học trong quá trình phát triển đã có ảnh hưởng lẫn nhau:

  • Qua mối quan hệ biện chứng;
  • Tác động, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau cùng phát triển.

Dân gian truyền miệng làm nền tảng giúp văn học tiếp thu. Ngược lại, văn học viết tác động làm thể loại dân gian thêm đa dạng và phong phú.

Hai hình thức văn học có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau
Hai hình thức văn học có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau

Các tác phẩm văn học dân gian

Theo thời gian, nhiều văn học dân gian đã tạo thành chuẩn mực đạo đức của thời đại. Nhà văn đã trải qua quá trình học tập, trau dồi kiến thức và sáng tạo nên một tác phẩm có giá trị lớn. Một số tác phẩm dân gian hay nhất được biết đến như:

Truyện

Nền giáo dục Việt Nam cũng đã đưa một số truyện dân gian để giáo dục thế hệ trẻ như: Thánh Gióng, con rồng cháu tiên, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, sự tích Hồ Gươm,… Về thể loại ngụ ngôn cũng từng biết qua Đeo nhạc cho mèo, Thầy bói xem voi,…

Dân ca – ca dao

Những câu hát ngắn gọn thể hiện:

  • Tình cảm gia đình
  • Tình yêu con người, quê hương, đất nước
  • Câu hát châm biếm
  • Câu hát than thân

Tục ngữ

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian thiên về:

  • Lao động sản xuất và hiện tượng thiên nhiên tự nhiên
  • Con người và xã hội

Kết luận

Văn học dân gian là nguồn gốc của các thể loại văn học sau này. Một tác phẩm nghệ thuật gần gũi mọi người và chắc chắn sẽ dạy chúng ta một bài học quý giá. Đọc tác phẩm dân gian, ta được sống trong khung cảnh đời thường và chan chứa tình yêu thương dân tộc. Các thế hệ sau này học tác phẩm dân gian chủ yếu qua tiết học văn tại trường. Đam mê hơn sẽ trở thành những nhà văn, nhà thơ sau này.

Tin liên quan