Tranh sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm về trước, tuy nhiên sơn mài được tìm thấy ở đâu vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi của nhiều nhà khảo cổ. Vào khoảng thời gian trước Công nguyên, những nghệ nhân ở Trung Quốc đã biết cách sử dụng chất liệu sơn mài, tạo nên sản phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Hãy tìm hiểu rõ hơn về loại tranh này quan bài viết sau đây.
Khái niệm sơn mài là gì?
Sơn mài là chất liệu hội được nhiều người sử dụng rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam sơn mài là thành quả của quá trình tìm tòi và học hỏi để phát triển từ nghề sơn thủ công truyền thống. Có thể nói Việt Nam đã tự sáng tạo ra màu chất liệu sơn mài từ những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên.
Mãi cho đến những năm 1930, các nghệ nhân Việt Nam tại trường Mỹ Thuật Đông Dương các vật liệu như vỏ ốc, tre,.. và sau đó áp dụng theo kỹ thuật sơn mài và tạo thành những bức tranh sơn mài chuẩn nhất. Dần dần, khái niệm sơn mài cũng bắt đầu phổ biến tại Việt Nam.
Giới thiệu về tranh sơn mài
Tranh sơn mài là cái tên khá quen thuộc đối với mọi người, tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu rõ về thể loại tranh này. Theo dòng lịch sử từ xa xưa tại Việt Nam, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu tích sơn mài đã có từ những năm trước công nguyên. Nghệ nhân thời xưa dùng mủ cây sơn để trét thuyền, và trải qua nhiều thời đại Lê, Lý, Trần vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật và pho tượng được son thép vàng.
Tại Việt Nam chính thức phát triển mạnh mẽ thể loại sơn mài là khi các họa sĩ Việt Nam đã đưa màu mới vào trong nghệ thuật vẽ tranh. Hiện nay có nhiều bức tranh sơn mài được lưu giữ trong các viện bảo tàng. Nghệ thuật sơn mài là loại tranh chỉ dùng vật liệu truyền thống và áp dụng kỹ thuật sơn mà.
Thật sự chỉ có những ai có niềm đam mê to lớn với nghệ thuật mới có thể duy trì được, bởi vì để hoàn thiện một bức tranh thì những người họa sĩ truyền thống phải mất khoảng 6 tháng.
Đối với những bức tranh đòi hỏi tính tỉ mỉ với nhiều chi tiết nhỏ thì phải mất thêm nhiều gian hơn bình thường. Giá trị sử dụng theo thời gian phụ thuộc vào người chơi, nếu biết giữ gìn thì thời gian sử dụng sẽ tồn tại rất lâu theo thời gian.
Một số nguyên liệu phổ biến sử dụng vẽ tranh sơn mài
Để hoàn thiện một bức tranh, không chỉ một mà phải sử dụng rất nhiều vật liệu khác nhau và đa dạng. Thông thường nguyên liệu chính để vẽ là mủ nhựa được lấy từ vỏ cây sơn. Mủ nhựa có độ bám dính tốt nên chịu được nhiều tác động của thời tiết. Những chất liệu được dùng phổ biến khi vẽ gồm:
- Sơn: Nguyên liệu chính và được chiết xuất từ cây sơn, bên cạnh đó có thể sử dụng dầu trẩu, nhựa thông hoặc nhựa dó.
- Màu: Thông thường sơn mài cổ truyền chỉ có 2 màu cơ bản nhất là cánh gián đen và đỏ. Bởi vì loại màu này được làm từ chất vô cơ nên không có khả năng bị phân hủy dưới ánh sáng.
Hiện nay, tranh sơn mài vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và không phai nhạt theo thời gian. Từ đó kỹ thuật vẽ tranh cũng như chất liệu luôn được phát triển và thay đổi. Xu hướng chất liệu được sử dụng phổ biến ngày nay là sơn Nhật, bởi vì sơn ta có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của họa sĩ. Hơn nữa, sơn mài truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
Mặc dù, sơn mài có nhiều tác dụng phụ nhưng chất liệu này vẫn được ưa chuộng, khi thưởng thức tranh làm từ chất liệu truyền thống nó tạo độ sâu cho bức tranh. Chất liệu sơn mài vẫn được một số họa sĩ Việt sử dụng, họ vẫn muốn lưu giữ nét truyền thống của dân tộc.
Công nghệ sơn mài – Các giai đoạn chính
Mặc dù công nghệ sơn mài là nguyên lý chung trong bộ môn nghệ thuật này nhưng trong quá trình vẽ tranh thì kinh nhiệm của từng cá nhân sẽ tạo nên sự khác biệt. Từ đó tạo nên những bức tranh sơn mài riêng biệt, có thể nói biến đổi kỹ thuật tranh khác hoàn toàn với làm tượng hoặc trang trí đồ vật và được chia thành nhiều công đoạn.
Bó hom vóc
Hom cốt gỗ là công việc mà nghệ nhân thời xưa làm sử dụng giấy bả, tính năng đặc biệt của loại giấy từ gỗ dó này là nó rất dai và bền hơn vải. Quy trình hom vóc phải được tiến hành theo đúng như trình tự sau: dùng đất phù sa trộn chung với sơn đã giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom lại. Sau đó chít các vết rạn nứt, bước này phải đảm bảo chắc chắn để tạo nên một bức tranh tuyệt vời.
Sau mỗi lớp sơn thì phải lót thêm một lớp giấy hoặc có thể dùng vải màn, tiếp theo đục mộng mang cá để cài và gắn sơn vào các nẹp gỗ. Điều này chống tình trạng vết rạn xé dọc tấm vải, cuối cùng để cho gỗ khô thì mới được hom son cả hai mặt trước và sau.
Vì chất liệu dễ rách nên người làm ra nó cần có tính kiên nhẫn và cẩn thận. Công đoạn này giúp cho tấm vóc không bị thấm nước, không bị mối mọt và xử lý tấm vóc càng kỹ thì tuổi thọ của nó càng cao. Tuổi thọ trung bình của một tác phẩm sơn mài khoảng 400 đến 500 năm.
Trang trí tranh sơn mài
Với những tấm vóc được sản xuất ở trên, người chế tác tiếp tục công đoạn gắn và trang trí thêm nhiều chất liệu màu như vỏ trứng, mảnh xà cừ lại với nhau. Sau đó phủ lên nhẹ một lớp sơn rồi mài phẳng và tiếp đến là dùng màu. Lúc này người họa sĩ có thể thỏa thích sáng tạo bức tranh theo nhiều phong cách khác nhau, đó là đặc điểm tạo nên sự khác biệt của từng bức tranh.
Đối với kỹ thuật sơn phủ tượng và những vật dụng nội thất như hoành phi và câu đối người thợ cần làm trong không gian kín và quây màn xung quanh không cho gió thổi vào. Hầu hết khi sơn phủ tượng hay sơn đồ nội thất đều dùng những nguyên liệu quý hiếm như vàng, bạc và tránh bụi bẩn bám vào.
Công đoạn mài và đánh bóng tranh sơn mài
Tranh sơn mài khi vẽ cần phải pha màu với dòng bóng, do đó nó lại làm độ bóng của bức tranh chìm trong cốt màu làm cho bức tranh có độ sâu. Sau mỗi lần vẽ là phải mài lại nên người xưa dùng lá chuối để vẽ nháp. Cho đến hiện tại nguyên tắc đánh bóng cho bức tranh lần cuối vẫn chưa có gì thay thế phương pháp truyền thống thủ công vì thể loại tranh được phép phủ dầu bóng lên.
Có thể thấy mài và đánh bóng sơn mài là điểm độc đáo cũng như tạo điểm nhấn cho tác phẩm sơn mài. Để có được sự thành công như ngày hôm nay thì công đoạn cuối là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên. Người xưa có thể dùng một số thứ để mài và đánh bóng như than củi xoan nghiền nhỏ, đá gan gà.
Những họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài
Tranh sơn mài được xem là thể loại nghệ thuật hot nhất những năm về trước, sau khi những nghệ nhân ở nước ta cho ra đời nghệ thuật sơn mài thì có hàng loạt họa sĩ cũng theo xu hướng này. Hầu hết, mọi người đều yêu thích chất liệu sơn mài bởi vì mỗi tác phẩm làm từ chất liệu này có sự khác biệt rõ rệt, người xem có thể dễ dàng hiểu được thông điệp từ họa sĩ.
Trước những năm thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn để trang trí tượng, các bình hoa hay làm hàng mỹ nghệ. Vào thời điểm này nhiều họa sĩ tiên phong trong nghệ thuật sơn mài như Trần Đình Thọ, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn. Họ là những người đầu tiên thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn mài vào nghệ thuật tranh.
Một số tác phẩm tranh sơn mài nổi tiếng
Có thể nói những tác phẩm sơn mài còn sót lại đã cho thấy kỹ thuật sơn mài đã có từ thời xa xưa, nhiều nghệ nhân đã sáng tác ra các tác phẩm để đời. Từng thời kỳ sẽ có những chủ đề chính để vẽ khác nhau, tiêu biểu là hình ảnh người nông dân Việt Nam và những phong cảnh đời thường như khóm tre, hồ sen.
Tác phẩm sơn mài không chỉ giới hạn về sáng tạo chất liệu sử dụng để vẽ hay pha trọng màu sắc nhưng nó đòi hỏi những người có tay nghề cao và thời gian để tạo ra một bức tranh đẹp. Từ đó người xem có thể cảm nhận được sự tỉ mỉ và công nhận tài năng của những họa sĩ tài ba.
Một vài tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ nổi tiếng như “Dọc mùng” được sáng tác vào năm 1939 bởi Nguyễn Gia Trí, đây là tác phẩm mở đầu cho phong trào tranh sơn mài đầu thế kỷ 20.
Hoặc trong thời kỳ Cách mạng cũng có một tác phẩm tiêu biểu là “Nam Bắc một nhà” của học sĩ Nguyễn Văn Tỵ. Những tác phẩm nghệ thuật sơn mài từ Việt Nam đã vươn ra thế giới khẳng định vị thế trong lĩnh vực nghệ thuật của nước ta với anh em năm châu.
Bỏ túi mẹo nhỏ treo tranh sơn mài sang trọng và tinh tế
Ưu tiên chọn tranh phù hợp với phong cách ngôi nhà của bạn, quan sát thật kỹ không gian trong nhà và chọn vị trí bạn ưng ý để treo. Không nên chọn bức tranh có phong cách đối ngược với nội thất bên trong nhà, như vậy sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bức tranh cũng như không gian trong nhà bạn.
Lựa chọn kích cỡ hợp lý, đối với nhà có diện tích nhỏ thì không nên mua những bức có kích thước lớn. Phải lựa chọn kích thước tranh sơn mài phù hợp tránh gặp tình trạng không gian ngôi nhà trở nên chật chội.
Kết luận
Tranh sơn mài được xem là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, kỹ thuật để tạo nên một bức tranh đẹp đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ chất liệu, kỹ thuật và tính kiên nhẫn. Hãy tìm tòi và tiếp tục phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.