Tranh dân gian về cơ bản là được in từ những bản khắc gỗ, nhưng tùy thuộc vào mỗi nơi khác nhau sẽ có những kỹ thuật riêng. Một số làng tranh nổi tiếng như: Đông Hồ, Hàng Trống, Sình, Kim Hoàng,… Hiện nay dòng tranh truyền thống đang ngày một lu mờ so với những bức tranh khác, vì vậy chúng ta cần có những giải pháp để bảo tồn nét đẹp truyền thống của riêng Việt Nam.
Tranh dân gian là gì?
Tranh dân gian được biết đến là những tác phẩm được tạo ra hay được sáng tác ra với mục đích nhằm phục vụ đời sống tinh thần cho người dân. Những bức tranh này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể loại tranh này ở Việt nam được chia thành hai loại chính là: tranh Thờ và tranh Tết.
Những bức tranh truyền thống thường có một vẻ đẹp vô cùng khác so với những tác phẩm tranh hiện đại được sản xuất đại trà như ngày nay. Đa phần những tranh mang thiên hướng dân gian cũng được in theo một số lượng lớn để phục vụ nhu cầu của người dân. Dần dần từ những bức tranh chỉ thấy xuất hiện ở những tầng lớp bình dân nghèo khổ.
Cho đến khi những bức tranh này trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật đối với những người thuộc tầng lớp quan lại và quý tộc. So với ngày xưa, hoạt động của các làng nghề tranh truyền thống không còn được diễn ra sôi nổi, tuy nhiên, mỗi bức tranh truyền thống của Việt Nam đều mang một giá trị vô cùng cao không chỉ về tinh thần mà còn về vật chất.
Đôi nét về sự phát triển tranh dân gian Việt Nam
Với những đặc thù kỹ thuật chế tác của các bản in từ những khuôn mẫu được khắc trên gỗ, nhiều người cho rằng sự ra đời, hình thành và phát triển của tranh dân gian Việt Nam đã có từ rất lâu. Theo như những nguồn sử liệu, với nhu cầu in ấn để truyền bá những văn bản thiết yếu như kinh Phật, vì vậy mà kỹ thuật khắc ván để in ấn của Việt Nam đã có từ hàng nghìn năm trước.
Bắt đầu từ thời nhà Lý vào những năm 1010 – 1225, đã có những gia đình chuyên về lĩnh vực khắc ván, cho đến thời nhà Trần năm 1225 – 1400. Thời gian này Việt Nam mình đã có thể in được tiền giấy.
Thời Lê Sơ, cuối thế kỷ XV, ta lại tiếp thu thêm kĩ thuật khắc ván in của người Trung Quốc và từ đó theo sự phát triển ngành nghề in, khắc gỗ ở Việt Nam được mở rộng trên khắp vùng. Sau đó hình thành nên những làng chuyên khắc gỗ, một số làng nổi tiếng như: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, Sình,…
Tranh dân gian Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật
Tranh truyền thống của Việt Nam có một số những đặc điểm vô cùng nổi bật, khác hẳn so với những dòng tranh hiện đại ngày nay. Cùng điểm qua một số đặc điểm sáng trong dòng tranh này như:
- Đặc điểm của tranh dân gian là được in với số lượng lớn, phong cách vẽ và dựng hình là lấy theo các nét khoanh, theo từng mảng màu để bao lại toàn hình. Đa số các nội dung trong tranh không cố định mà vô cùng linh động, để có thể quan sát ở nhiều góc độ khác nhau. Hơn nữa, cách phối màu và tạo màu cũng vô cùng đặc biệt khiến cho bức tranh trở nên sinh động hơn.
- Đa phần những bức tranh truyền thống của Việt Nam đều được lấy màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như: than, hoa hòe, lá chàm, quả dành dành, tro, sỏi đồi, vỏ điệp,… Khiến cho màu sắc bức tranh trở nên chân thực hơn bao giờ hết. Những màu này sẽ được vẽ lên giấy điệp hoặc giấy dó, điều này sẽ giúp tranh trở nên bền hơn, không bị nhòe và ít bị mối mọt hay trường hợp ẩm mốc khác.
- Bố cục của những bức tranh dân gian thường được thể hiện theo “sống” nhiều hơn là “giống”, chính vì vậy mà những đường nét của bức tranh đều được chọn lọc vô cùng kỹ càng để tạo nên những cảm xúc chân thật nhất cho người xem cũng như người thưởng thức tranh. Nên khi nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, những bức tranh này đều giữ được một nét rất riêng.
Chủ đề và nội dung chính của tranh dân gian
Đề tài của dòng tranh truyền thống thì vô cùng phong phú và đa dạng, đa phần sẽ xoay quanh hết môi trường sống bình thường. Còn về nội dung của tranh truyền thống Việt Nam, được chia như sau:
- Tranh thờ cúng: Đây được coi là một trong những dòng tranh được nhiều làng nghề làm tranh dân gian dành phần lớn thời gian để làm và sản xuất. Đa phần những tranh này được sử dụng ở chùa, đền, điện, phủ,… để trừ tà hoặc để canh gác, yểm quỷ.
- Tranh Tết: Một số tác phẩm như: gà lợn, thất đồng hay tam đa,…
- Tranh đời sống sinh hoạt: Đa phần mang hơi hướng vui vẻ, đa dạng, phong phú nhưng đôi khi cũng mang tính châm biếm nhẹ nhàng.
- Tranh lịch sử: Nhằm miêu tả những câu chuyện hay một lịch sử đã có trong quá khứ như: truyện kiều, ngô quyền, bà Triệu cưỡi voi,…
Những dòng tranh chính
Với sự thay đổi và phát triển, tranh dân gian cũng xuất hiện thêm nhiều dòng tranh khác nhau. Tuy nhiên sự phát triển và tồn tại của nó không được lâu dài, cho đến ngày nay mặc dù dòng tranh truyền thống không còn được hưng thịnh như xưa, nhưng chúng đều đại diện cho một nét đẹp di sản của Việt Nam. Một số dòng tranh truyền thống chính đã từng vô cùng thịnh vượng và ngày nay vẫn còn đôi nét nổi bật như:
Tranh dân gian Đông Hồ
Dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ là một trong những dòng tranh có từ rất lâu đời, cụ thể là ra đời vào khoảng thế kỷ XVII và phát triển hưng thịnh cho đến nửa đầu thế kỷ XX, sau đó tàn lụi dần. Một trong những sự khác biệt của dòng tranh này so với những dòng tranh khác được thể hiện từ các khâu vẽ mẫu, khắc bản in, chế biến màu để in cho đến khâu sản xuất.
Dòng tranh này thuộc dòng tranh khắc ván, chính là sử dụng ván gỗ để in tranh. Đề tài của dòng tranh này cũng vô cùng đa dạng và phong phú, đa số sẽ phản ánh tất cả những thứ diễn ra trong đời sống thường nhật ở vùng miền núi Bắc Bộ
Với nội dung và chủ đề gần gũi dòng tranh Đông Hồ đã dần thâm nhập vào đời sống của người dân miền Bắc. Hầu như cứ Tết đến, nhà nào cũng sẽ có một vài bức tranh Đông Hồ, với sự phổ biến của mình dòng tranh này dần lan rộng ra khắp vùng xung quanh.
Mặc dù dòng tranh truyền thống này từng có một khoảng thời gian tăm tối nhưng cho đến tận ngày nay nó vẫn giữ được một nét đẹp văn hóa riêng. Một số tác phẩm tiêu biểu của tranh Đông Hồ như: bà triệu, gà đại cát, đám cưới chuột,…
Tranh dân gian Hàng Trống
Tranh Hàng Trống là một trong những thể loại tranh dân gian được làm ở phố hàng Trống và hàng Nón ở Hà Nội. Dòng tranh này được đánh giá là có nhiều nét riêng biệt so với những dòng tranh truyền thống khác. Đa phần nhìn chung thì dòng tranh hàng Trống nổi bật về mảng tranh Thờ, do sự ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo.
Tranh sử dụng những gam màu chủ yếu như: lam, hồng, lục, đỏ, vàng, da cam,… Hầu hết đều không có một tỷ lệ cụ thể mà sẽ phối hợp sao cho ưa nhìn. Không giống với dòng tranh Đông Hồ, tranh của hàng Trống chỉ được in một nửa, những đường nét chính sẽ được tô lại một lần nữa.
Tranh hàng Trống là sự kết hợp giữa in bằng ván khắc gỗ, sau đó phối hợp với tô màu bằng tay, dùng bút mềm để quét màu. Đồng thời tạo những chuyển sắc đậm nhạt, thể hiện sự tinh tế trong từng đường nét.
Tranh truyền thống Kim Hoàng
Tranh dân gian Kim Hoàng được tạo nên từ sự kết hợp của hai làng Kim bảng và Hoàng bảng, đa phần dân làng sẽ bắt đầu làm tranh từ đêm rằm tháng 11 âm cho đến Tết nguyên đán. Dòng tanh này có một sự khác biệt ở chỗ là không sử dụng giấy in quét điệp như dòng tranh Đông Hồ cũng như giấy xuyên của dòng tranh hàng Trống, mà thay vào đó là sử dụng giấy đỏ, giấy hồng điều và giấy tàu.
Dòng tranh dân gian làng Sình
Không rõ là tranh làng Sình có từ bao giờ, nhưng đa phần tranh ở đây phục vụ cho các việc thờ cúng của những người dân trong vùng. Nơi đây có hơn 50 chủ đề nói về tín ngưỡng cổ xưa, đa phần người dân mua tranh về để thờ mong cầu bình yên, thịnh vượng,…
Tranh dân gian ở làng Sình có nhiều kích cỡ khác nhau, cùng với đó là những kiểu in khác nhau, những tranh lớn thì sẽ đặt bản khắc nằm ngửa ở trên đất, sau đó dùng một chiếc phết được làm từ vỏ dừa khô đập dập, quét màu in lên ván, Với tranh có kích thước nhỏ sẽ đặt giấy in từng tập xuống sau đó lấy ván in đập ở phía trên.
Sau khi in xong sẽ đem đi phơi khô, mặc dù mù tô của tranh làng Sình không được chăm chút như trang của hàng Trống nhưng vẫn có sự hài hòa nhất định. Điểm nổi bật của tranh làng Sình là nét vẽ cũng như bố cục tương đối là thô sơ, mang nét hồn nhiên nhiều nhưng nét độc đáo của tranh nằm ở màu tô.
Hiện trạng thực những dòng tranh truyền thống hiện nay
Kể từ khi trận lụt lịch sử diễn ra vào năm 1915 đã đến các ván in tranh bị mất. Nghề làm tranh ở Kim Hoàng đã không còn được duy trì, tiếp tục và đã đến là triệt để biến mất.
Từ cuối những thập kỷ XX cho đến nay, tranh dân gian Việt Nam đã được quan tâm nghiên cứu và bảo vệ nhiều hơn rất nhiều để có thể tiếp tục phát huy giá trị. Những cuộc hội thỏa khoa học được diễn ra để sưu tầm những bức tranh truyền thống cũng như muốn giới thiệu với những người chưa biết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Tuy nhiên, với sự biến đổi về đời sống kinh tế, xã hội tại Việt Nam, những thể loại tranh truyền thống cũng như những làng tranh truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức như:
- Nhu cầu chơi tranh và sử dụng tranh không còn được như trước, vì vậy mà số lượng sản xuất không lớn dẫn đến những làng nghề không thể tồn tại.
- Nghề làm giấy dó ở Yên Bái thuộc Hà Nội, nơi được xem như là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ chốt để làm nên tranh truyền thống cũng đang trên bờ vực khủng hoảng.
- Sự thay đổi trong vật liệu làm giấy cũng ảnh hưởng đến chất lượng tranh dân gian, việc sử dụng những màu vẽ công nghiệp cũng làm biến đổi về mặt chất lượng của tranh.
- Đặc biệt là những gia đình làng nghề chế tác tranh truyền thống không còn nhiều dẫn đến số lượng tranh cũng không còn đáp ứng được nhu cầu người dân.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về tranh dân gian, một trong những loại tranh mang nhiều ý nghĩa vô cùng to lớn về giá trị tinh thần của người dân Việt Nam. Mong rằng thông qua bài viết trên bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin thú vị và hữu ích.