Và khi nhắc đến thời kì rực rỡ, vàng son nhất của Thơ Mới, không thể không kể đến những người cầm bút, những thi sĩ hào hoa một thời đã góp phần đưa thơ ca Việt Nam vươn lên tầm cao mới. Chưa bao giờ trong nền văn học Việt Nam lại xuất hiện nhiều nhà thơ trẻ, với nhiệt huyết say mê và tài năng đến thế. Hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn danh sách những nhà thơ tình nổi tiếng nhất trong phong trào Thơ Mới.
Nhà thơ tình Xuân Diệu
Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong phong trào Thơ Mới những năm 1935-1945. Bên cạnh là một thi sĩ, ông còn là nhà báo, nhà phê bình văn học nổi tiếng. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến “ông hoàng của thơ tình Việt Nam’. Những tác phẩm thơ của ông được nhiều người mến mộ, cũng như có vị trí nhất định trong văn đàn thơ ca nước nhà.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Triết lý thơ tình yêu trong những bài thơ của Xuân Diệu
- Thơ trữ tình – Những nét đặc trưng cần có trong một bài thơ
- Thơ tình yêu Xuân Diệu – Nhà thơ của biết bao thế hệ xưa
Người ta tìm đến thơ ca, là để tìm thấy sự đồng điệu, sự ngân cảm trong tâm hồn con người. Thơ của Xuân Diệu như những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực. Cũng như bao nhà thơ khác trong Thơ Mới, nhà thơ tình Xuân Diệu có những nỗi buồn chất chứa, sâu lắng trong từng con chữ. Thế nhưng, ông có một điểm khá đặc biệt và nổi trội hơn hẳn, đó chính là sự nhận thức, ý thức về không gian, thời gian, lí tưởng sống: sống nhanh, sống có ý nghĩa.
Nhà thơ tình Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Quảng Bình và lớn lên ở Quy Nhơn. Ông là người khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, đồng thời cũng là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn (thơ điên). Nhắc đến Hàn Mặc Tử, là nói về một người thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Ông mất khi chỉ mới 28 tuổi, bởi căn bệnh phong kéo dài.
Nhà thơ tình Hàn Mặc Tử nổi tiếng và được nhiều người nhớ đến không chỉ vì những bài thơ “điên”, những dòng thơ siêu thực hay xuất sắc, mà còn bởi cuộc đời đầy bất hạnh của ông. Nỗi đau đớn trong những bài thơ tình yêu; cùng với sự dày vò, dằn xé của căn bệnh quái ác, đã khiến cho người thi sĩ tài hoa ấy đau đớn, tuyệt vọng với cuộc đời. Nỗi đau ấy, nỗi cô đơn ấy đi vào trong thơ ca, như một tiếng thét gào, như một vết thương rỉ máu. Hai hình ảnh thường thấy nhất trong thơ của Hàn Mặc Tử đó chính là máu và trăng. Ông sợ chúng, nhưng cũng hết mực trân quí chúng.
Nhà thơ Nguyễn Bính
Nhà thơ tình Nguyễn Bính (1918-1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính, là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ của ông viết về quê hương, về khung cảnh làng quê, những sinh hoạt, cuộc sống đời thường, mang đậm nét dân dã, bình dị. Thơ của Nguyễn Bính mang chất nhạc sâu lắng, nhưng đồng thời cũng hết sức gần gũi, thân thương. Trải qua bao tháng năm, mỗi khi nhắc đến Nguyễn Bính, người ta lại nhớ đến hình ảnh vị thi sĩ tài hoa, tác giả của những bản thi ca về quê hương độc đáo.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữ nghệ thuật – Cách ngôn ngữ được thể hiện đặc biệt
- Xếp sách nghệ thuật – thực hiện đơn giản, tính thẩm mỹ cao
Thơ của ông được phổ nhạc rất nhiều và được biết đến rộng rãi, nhận được sự yêu thích, ủng hộ từ độc giả, Chất mộc mạc, bình dị ở ông thể hiện ở chỗ ông đã vận dụng văn học dân gian như ca dao, tục ngữ,…cùng với thể thơ lục bát truyền thống để đưa vào tác phẩm của mình như những lời đối đáp, như những lời tâm sự chân thành, bình dị. Chính vì xuất phát từ chất liệu cuộc sống đời thường như thế, nên thơ của nhà thơ tình Nguyễn Bính rất gần gũi với mọi người, và khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học nước nhà.
Nhà thơ Huy Cận
Nhà thơ Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới. Ông đồng thời cũng là bạn tâm giao, tri kỉ với nhà thơ Xuân Diệu. Cũng như bao nhà thơ khác trong giai đoạn này, thơ của Huy Cận mang nỗi buồn, sự cô đơn, ray rứt. Đó là nỗi buồn trước thời cuộc, trước sự chênh vênh khi chọn lựa lí tưởng sống cho con đường phía trước, ngay trong thời điểm những năm 1930-1945, khi xã hội đầy những biến động.
Thơ của Huy Cận mang hơi hướng thoát ly khỏi thực tại, khỏi hiện thực để tìm với thiên nhiên, hòa mình vào chốn bao la ấy. Đọc thơ của ông, ta sẽ cảm nhận được từng nét bút mà Huy Cận chấm phá đều rất đẹp, rất chân thực nhưng cũng rất buồn. Bức tranh thơ của ông rất đa dạng màu sắc. Tuy nhiên dẫu ở khung cảnh nào, thì thơ của Huy Cận vẫn có đâu đó mảng màu sậm, u tối của sự cô đơn, của lí tưởng chưa tìm được bến đỗ.
Trên đây là 4 nhà thơ tình tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, có lẽ các bạn cũng đã từng đọc qua những nhà thơ này rồi phải không nào. Mong rằng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho bạn nhé.