Viết kết bài khi phân tích, cảm nhận, nghị luận các tác phẩm văn học là một nội dung rất quan trọng để khép lại bài viết sao cho hay và ấn tượng nhất để bài viết có thể đạt kết quả tốt. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu kết bài chung cho tất cả các tác phẩm siêu hay giúp các bạn nắm được công thức viết kết bài nghị luận xã hội cho các tác phẩm để áp dụng cho bài thi Ngữ văn sắp tới.
Nghị luận xã hội là gì?
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Cách làm văn nghị luận xã hội với những bước cụ thể nhất
- Dàn ý nghị luận xã hội chung và chi tiết theo từng chủ đề
- Yếu tố trong nghị luận xã hội cần phải có những điều gì?
Phương pháp viết kết bài nghị luận xã hội
Một kết bài hiệu quả cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài
+ Chỉ nêu những ý khái quát có tính tống kết, đánh giá tránh viết lan man hoặc lặp lại vụng về những gì đã trình bày ở phần thân bài hoặc lặp lại nguyên văn những lời lẽ ở mở bài.
Giới thiệu một vài cách kết bài:
+ Tóm lược (Tóm tắt quan điểm, ý nghĩa đã nêu à phần thân bài)
+ Phát trích (Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài)
+ Vận dụng (Nêu phương hướng, bài học áp dụng phoi huy hay khắc phục vấn đề nêu trong bài văn
+ Liên tưởng (mượn ý kiến tương tự,những ý kiến để thay cho phần tóm tắt, tránh lặp lại nội dung)
Kết bài nghị luận xã hội theo kiểu truyền thống
Bước 1: Khẳng định lại vấn đề
Các bạn có thể bắt đầu viết kết bài bằng cách khẳng định lại những ý được thể hiện, phân tích ở mở bài hay những luận điểm được đề cập tới trong phần thân bài.
Bước 2: Đánh giá thành công tác giả
Từ vấn đề được khẳng định, các bạn có thể liên hệ sang phong cách sáng tác của tác giả, đưa ra đánh giá về những thành công tác giả đã đạt được trong tác phẩm.
Bước 3: Bài học nâng cao quan điểm
Hãy chốt kết bài nghị luận xã hội bằng việc đưa ra những bài học đúc kết hay vấn đề, quan điểm nâng cao bởi kết bài không đơn giản chỉ tóm tắt, “gói” lại nội dung mà phải khơi gợi lại những tâm tư, suy nghĩ trong lòng người đọc.
Kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề
Cách 1: Đưa lí luận vào kết bài
Với cách kết bài này, người viết đưa thêm những lí luận, dẫn chứng để khẳng định, làm rõ các luận điểm, đồng thời giúp tăng tính khoa học cho bài làm.
Cách 2: Vận dụng kiến thức thực tế
Để tăng thêm tính linh hoạt và sự sinh động cho kết bài, các bạn có thể đi từ kiến thức thực tế vào sách vở, dẫn dắt từ câu chuyện đời thực tới tác phẩm. Cách viết này khá gần gũi và dễ chiếm được cảm tình của người đọc.
Công thức viết kết bài nghị luận xã hội
Mẫu số 1
Có thể bạn quan tâm:
- Văn học dân gian và những thông tin cơ bản cần biết
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cùng các đặc trưng liên quan
“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ lùi lại sau lưng bạn” – chỉ cần có niềm tin, chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách phía trước để đạt được thành công.
Mẫu số 2
“Cơ hội giống như bình minh, nếu chờ lâu sẽ bỏ lỡ” – hãy tận dụng mọi cơ hội trong cuộc sống để thực hiện mục tiêu và ước mơ mà mình đã đặt ra.
Mẫu số 3
“Sống ở đời cần có tấm lòng…” (Để gió cuốn đi) – Biết cho đi yêu thương để nhận yêu thương, để có cuộc sống hạnh phúc, xã hội ngày càng văn minh.
Mẫu số 4
Cho đi yêu thương không có nghĩa là nhận lại yêu thương, điều quan trọng là bạn đã sống hết mình, nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp cho một cuộc đời còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước.
Mẫu số 5
Mọi người cần có lòng tin, nhưng không đến mức tự phụ; Con người cũng cần khiêm tốn, nhưng đừng khiêm tốn đến mức đánh mất sự tự tin của chính mình.
Ví dụ minh họa
+ Phát triển mở rộng thêm vấn đề
VD: “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đã hơn nữa thế kỷ trôi qua nhưng “Tuyên ngôn độc lập” vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời cũng là một tác phẩm chính luận xuất sắc, mẫu mực. “Tuyên ngôn độc lập – mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi cho đời sống dân tộc trong đó có văn học.
+ Vận dụng vào cuộc sống, rút ra bài học áp dụng
Trên đây là những gợi ý cho bạn về cách kết bài nghị luận xã hội chuẩn nhất theo hai cách và một số ví dụ. Hy vọng nội dung trên đã giúp ích cho các bạn trong quá trình làm bài văn nhé.