Văn họcCa dao hài hước - Giá trị nhân văn tồn tại theo...

Ca dao hài hước – Giá trị nhân văn tồn tại theo thời gian

Ca dao hài hước là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam xưa và tinh thần đó vẫn không ngừng được phát huy giá trị bản chất vốn có của nó cho đến thời điểm hiện tại. Một thời đại mới với một lối sống mới nhanh hơn, tất bật hơn vậy thì còn chỗ đứng nào cho loại hình nghệ thuật tiêu biểu này không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về giá trị của loại hình ca dao châm biếm này nhé!

Ca dao là gì?

Trước khi đi đến chủ đề chính mà bài viết muốn giới thiệu đến cho các bạn hôm nay là ca dao hài hước thì chúng ta nên dành một ít thời gian để tìm hiểu về khái niệm ca dao là gì? Câu hỏi tưởng chừng như là khá đơn giản với mọi người những nguồn gốc của ca dao Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nhà văn hay nhà sử học giải thích được.

Ca dao là gì?
Giới thiệu về nguồn gốc và ý nghĩa của ca dao trong văn học

Ca dao có thể được minh họa đơn giản như là một lời thơ dùng để lột tả giá trị hay bản chất nào đó của con người nhưng thay vì câu thơ phải được viết lên giấy thì ca dao chỉ được lưu hành trong dân gian theo hình thức truyền miệng. Những câu trong ca dao không nhất quyết phải được sáng tác ra bởi nhà thơ, nhà văn mà cả những người lao động nghèo, những người bất lợi và yếu thế cũng từ mình sáng tác được những câu ca dao kể về cuộc đời của họ, câu chuyện của họ.

Đây chính là một trong những nguyên nhân mà chúng ta không thể xác định rõ ai chính là tác giả của những câu ca dao huyền thoại bởi theo hình thức diễn đạt bằng miệng và trải qua hành trình mấy trăm năm lịch sử để xác định chính xác thì dường như là điều không thể. Ca dao thường xuyên xuất hiện không chỉ trong sách vở, tác phẩm lồng ghép của nhà văn mà còn được dùng trong giao tiếp hàng ngày.

Vài nét về ca dao trong dân gian ta

Ca dao hài hước là một bộ phận tồn tại trong kho tàng ca dao Việt Nam, khi sử dụng loại hình ca dao này người nói thường hướng đến một yếu tố gây ra sự hài hước mang tính châm biếm. Với hình thức này sẽ thể hiện được những quan niệm và yếu tố khác liên quan đến triết lý của cuộc sống theo phương pháp ẩn dụ. Thông thường loại hình ca dao này sẽ được phân ra làm 2 loại bao gồm:

Ca dao tự trào

Ca dao tự trào hay còn được hiểu đơn giản là ngôn từ ca dao hài hước dùng để diễn tả trạng thái tự cười chính mình. Loại hình ca dao này thường xuất phát từ những tầng lớp lao động xã hội nghèo, hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống lấy ca dao để tự châm biếm sự nghèo khổ của chính mình. Điều này sẽ giúp cho cái nghèo nhẹ nhàng hơn, tạm thời quên đi những khó khăn trước mắt.

Đặc biệt trong xã hội ngày xưa luôn tồn tại những bất công mà con người bắt buộc phải gánh chịu và hoàn toàn không có sự phản kháng hay chống cự nào có thể được diễn ra. Nhờ vào những liều thuốc tình thần của ca dao tự trào mà con người vẫn có thể bước tiếp dù hoàn cảnh có xô đẩy như thế nào đi nữa.

Đa phần câu chuyện trong ca dao hài hước theo phong cách tự trào khi mới được đọc sẽ được ngụy trang bằng tiếng cười tạm thời những xâu trong đó sẽ là câu chuyện đầy ẩn ý. Chúng ta phải nghiền ngẫm rất lâu mới có thể cảm nhận được nội tâm người sáng tác ra câu ca dao tự trào này.

Ca dao hài hước sử dụng ngôn từ châm biếm

Ca dao hài hước sử dụng ngôn từ châm biếm
Một vài nét đặc điểm của ca dao hài hước

Câu chuyện trong ca dao châm biếm sẽ khác hoàn toàn với ca dao tự trào bởi những yếu tố chính trong câu chuyện sẽ được phóng đại hay cường điệu hóa và khoác lên mình một yếu tố hài hước. Thông thường người sáng tạo ra những ngôn từ ca dao này sẽ hướng đến một vấn đề nào đó trong xã hội mà khi đọc vào người ta sẽ cảm nhận ngay được yếu tố mang tính châm biếm đến vấn đề được đề cập.

Trong mỗi câu chuyện có trong ca dao hài hước dùng để châm biếm sẻ xuất hiện những yếu tố nghệ thuật thường xuyên được sử dụng như chơi chữ, phóng đại hay cả nghệ thuật đối lập.  Loại hình ca dao này thường xuyên xuất hiện ở trong những tiểu thuyết văn học xưa của người Việt.

Nguồn gốc của loại hình ca dao tại Việt Nam

Nguồn gốc từ ca dao hay tục ngữ của Việt Nam đều xuất phát từ mong muốn truyền tải đi một thông điệp nào đó dành cho người nhận. Những thông điệp này sẽ hàm chứa rất nhiều câu chuyện bao gồm cả cảm xúc của người sáng tác ra câu ca dao. Không chỉ mang lại giá trị về văn hóa mà trong từng câu ca dao cũng có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử phát triển đất nước.

Nguồn gốc của loại hình ca dao tại Việt Nam
Nguồn gốc sáng tác của ca dao tục ngữ Việt Nam xưa

Những yếu tố có trong dòng chảy lịch sử sẽ được những câu ca dao thể hiện một cách tự nhiên nếu người đọc biết cách phân tích từng thời kỳ phát triển của đất nước. Ở đây rất nhiều câu chuyện về bài học hay kinh nghiệm mà cha ông muốn truyền đạt lại cho thế hệ con cháu thông qua hình thức lưu truyền bằng miệng vừa dễ hiểu vừa gần gũi với bất kỳ ai.

Nổi bật nhất là hình thức sử dụng ca dao hài hước để bày tỏ quan điểm của mình ở tầng lớp xưa của chế độ cũ bao gồm cả nông dân, công nhân hay tầng lớp sĩ phu nghèo có học thức. Ca từ trong câu dùng để nói lên tâm tư hay cách nhìn nhận của bản thân mình về chế độ xã hội đang diễn ra thực tại theo một cách không hề hoa mỹ và đôi khi phải nhìn theo góc nhìn mang ý nghĩa của sự tích cực.

Giá trị của ca dao về nội dung và tính nghệ thuật

Giá trị bên trong của tất cả loại hình ca dao bao gồm cả ca dao hài hước đều ẩn chứa 2 yếu tố chính liên quan đến nội dung đề cập và nghệ thuật ẩn dụ đằng sau lối hành văn. Để tìm hiểu kỹ hơn 2 yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của một câu ca dao chúng ta hãy tiếp tục khai thác sâu vào vấn đề này ở nội dung dưới đây!

Đặc điểm về yếu tố nội dung

Ca dao thông thường hay ca dao hài hước đều mang một ý nghĩa lột tả được đời sống thiên về tinh thần, tình cảm, tình yêu hay một hệ tư tưởng của con người xưa. Bên cạnh đó nội dung của ca dao còn tập trung phản ánh những góc khuất trong xã hội, những giá trị đáng lên án hay chỉ là một hủ tục nào đó trong chế độ cũ.

Nhưng chung quy lại bản chất của những câu ca dao sẽ mang trong mình tiếng ca ai oán, tiếng ca buồn mà tính chất hài hước như là một lớp áo ngụy trang hoàn hảo khi con người thực sự bất lực. Sự bất lực này đạt tới đỉnh điểm còn còn thể bật ra được tiếng cười nhưng mang ý nghĩa đầy xót xa.

Đặc điểm về yếu tố nghệ thuật của ca dao hài hước

Những đặc điểm thể hiện được yếu tố nghệ thuật trong ca dao có tính hài hước có thể kể đến như:

  • Ca dao thường được thể hiện dưới thể thơ lục bát hay những biến thể khác của thơ lục bát rất dễ nhớ
  • Ngôn từ xuất hiện luôn luôn giản gị thể hiện yếu tố chân thực của cuộc sống
  • Những hình ảnh mang tính ẩn dụ được đưa vào tự nhiên
  • Yếu tố dân gian luôn được đề cao thông qua phép so sánh và ẩn dụ

Ví dụ dàn ý phân tích bài ca dao

Ví dụ dàn ý phân tích một tác phẩm
Câu ca dao luôn đi vào đời sống thực tiễn

Một bài phân tích ca dao hài hước hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 phần chính đó là mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi phần sẽ có một nhiệm vụ riêng với mục đích làm cho người đọc có thể hiểu trọn vẹn hoàn toàn ý của người diễn đạt.

  • Mở Bài: Ở đây thường được tác giả giới thiệu về loại hình ca dao mà mình muốn truyền tải đến người nghe. Bên cạnh đó cần phải lồng ghép một cách tự nhiên gợi ý về nội dung chính chuẩn bị được thảo luận 
  • Thân Bài: Thông thường sẽ bao gồm 2 phần với phần đầu tiên sẽ mang lại tiếng cười vô thứ cho người nghe bằng những ý chính hài hước dẫn dắt câu chuyện. Ở phần thứ 2 mới tập trung phê phán và châm biếm vấn đề đang được đề cập đến nội dung phê phán cần được đào sâu hơn để cho người xem bài phân tích hiểu được toàn bộ nguồn gốc và ý nghĩa của câu ca dao
  • Kết Bài: Khái quát toàn bộ giá trị của bài phân tích ca dao qua đó có thể đúc kết lại bài học mà con người sẽ nhận được đằng sau câu chuyện hoặc triết lý cuối cùng mà tác giả muốn truyền tải

Một số bài ca dao hài hước

Tựu chung lại ca dao mang nhiều ý nghĩa trong đời sống sinh hoạt và sản xuất thường ngày của người dân Việt Nam. Ngoài ra ra ca dao hài hước còn được xem là một trong những món ăn tinh thần cần thiết mà mọi người dành cho nhau sau những giờ lao động vất vả. 

Tận dụng ngôn từ trong ca dao để có thể giãi bày nỗi lòng, nói lên những bất công, hủ tục còn tồn tại trong cuộc sống. Bằng lối diễn đạt mộc mạc và tính tế mà ca dao đi sâu vào tiềm thức của mỗi người. 

Một số bài ca dao hài hước
Ca dao tục ngữ hài hước của văn học Việt Nam

Điều đó đã cho thấy một tinh thần bất khuất vượt qua mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, dù có việc gì xảy ra cũng kiên cường bước tiếp có chăng chỉ thể hiện qua những câu ca dao truyền thống giới thiệu về đời sống, hiện tượng thiên nhiên hay kinh nghiệm quý báu.

Một số bài ca dao hài hước nổi tiếng mà có thể bạn đã nghe qua nhưng chưa để ý kỹ được minh họa theo những công dụng như:

  • Bài đồng dao ca ngợi người lao động
  • Ca dao dùng để ru con
  • Ca dao được sử dụng cho mục đích lễ nghi hay cúng bái
  • Ca dao chuyên về trào phúng sự vật sự việc 
  • Ca dao mang tính chất trữ tình nên thơ
  • Ca dao hài hước mang đậm yếu tố tự trào

Lời kết

Hình ảnh về những câu ca dao hài hước luôn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Việt Nam đặc biệt là những thế hệ trước. Nhờ vào những câu ca dao mà chúng ta có thể hiểu hơn những giá trị của đời sống của con người để càng trận quý hơn nữa!

Tin liên quan