Tranh Đông Hồ ngày nay hiện đang là một xu hướng chọn đồ trang trí trong gia đình, chúng vừa đẹp, vừa ý nghĩa lại còn là một di sản của văn hóa nữa. Dưới đây, là những thông tin về loại tranh dân gian này cũng như những ý nghĩa đặc biệt của chúng.
“Tranh Đông Hồ là gì?” và lịch sử về tranh
Nhiều người chỉ biết tới Tranh Đông Hồ qua tên, qua những tác phẩm văn học về chúng mà chưa hiểu rõ được loại tranh này. Sau đây sẽ là những thông tin về tranh cũng như lịch sử hình thành nên chúng.
Tranh Đông Hồ là dòng tranh như thế nào?
Tranh Đông Hồ là loại tranh dân gian nổi bật nhất của Việt Nam với những bức tranh được in từ những ván khắc gỗ. Điểm đặc biệt của dòng tranh này ở chỗ là bức tranh có bao nhiêu màu sẽ có tới bấy nhiêu ván khắc gỗ, mỗi ván đều có màu khác nhau.
Dòng tranh được xuất phát từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ thuộc huyện Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh. Ngày trước, mỗi dịp lễ tết đến, những bức tranh làng Đông Hồ được bày bán khắp nơi như một món đồ trang trí. Nhưng hiện nay thì việc bán rất dễ dàng, có thể đặt mua rồi gửi đi khắp cả nước đã thay đổi thói quen mua hàng của mọi người.
Lịch sử và sự hình thành của tranh
Làng Đông Hồ lúc trước còn có tên là làng Mái, những bức tranh Đông Hồ đầu tiên xuất phát từ làng Mái ngay từ thế kỷ XVII. Tuy nhiên, phải tới cuối thế kỷ XIX đến năm 1994 mới là thời kỳ thịnh hành của dòng tranh này.
Lúc ấy, trong làng Mái người người nhà nhà tất bật, chăm chú vào việc sản xuất ra tranh, và nghề làm tranh trở thành nghề cao quý nhất của làng. Đặc biệt vào dịp tết, lúc tranh của làng Mái được tiêu thụ cực kỳ nhiều thì người trong làng đã bắt đầu làm tranh từ tháng 7 để chuẩn bị trước vì sợ không đủ số lượng.
Dụng cụ để vẽ những bức tranh Đông Hồ
Một trong những lý do khiến dòng tranh từ làng Đông Hồ nổi tiếng chính là nhờ những công cụ vẽ nên chúng, những công cụ ấy là:
Phần giấy vẽ tranh được làm bằng cách đó là nghiền nát vỏ điệp rồi được trộn với hồ làm từ bột gạo nếp, gạo tẻ hay bột sắn. Sau đó sử dụng chổi làm từ lá thông quét lên trên bề mặt tạo ra một loại giấy màu trắng sáng lấp lánh. Loại giấy để vẽ này thường được người dân gọi với cái tên giấy điệp.
Phần màu để vẽ tranh có nguồn gốc 100% từ tự nhiên không pha, có màu xanh được làm từ lá chàm hoặc từ gỉ đồng, màu đen từ màu than tre, vàng từ loài hoa hòe và màu đỏ được điều chế từ gỗ vang. Mỗi màu sắc sẽ được tô đậm thêm hay làm mờ đi tùy theo sở thích của người vẽ hoặc người đặt mua.
Bộ phận ván khắc sẽ có 2 loại là ván dùng để in nét và ván dùng in màu. Ván in nét thì được làm từ gỗ cây gỗ thị hoặc có thể là từ cây thừng mực, dụng cụ để khắc lên ván là dùi đục bằng thép. Ván in màu sẽ được làm từ gỗ mỡ có khả năng giữ màu tốt, không bị trôi mất màu.
Ý nghĩa của tranh Đông Hồ và cách biểu đạt nội dung
Những bức tranh Đông Hồ luôn được coi như một tác phẩm nghệ thuật của dân gian. Với mỗi bức tranh đều được người dân của làng Đông Hồ đưa vào đó những hơi thở, nhịp sống của họ.
Đa phần những bức tranh đều miêu tả, phác họa lại những khung cảnh đời sống bình thường của người dân làng Mái với sự mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến như: Cuộc sống gia đình bình an, hạnh phúc, tình cảm hòa thuận luôn sung túc, ấm no,…. Ngoài ra, còn mang những ý nghĩa cổ vũ tinh thần của con người luôn vượt qua thử thách của cuộc sống.
Về mặt nội dung và cách thức biểu đạt của dòng tranh từ làng Mái rất đa dạng nhưng phần lớp nội dung thường tập trung chủ yếu vào việc miêu tả thực nhất cuộc sống. Những khung cảnh sinh hoạt đời thường hay những mối quan hệ giữa người với người. Ngoài ra còn thể hiện những mong ước sự bình yên, ấm no hạnh phúc, tài lộc đầy nhà.
Đặc biệt tính triết lý của tranh đã khiến dòng tranh này trở nên đặc biệt. Những triết lý rất sâu sắc, mang tính trừu tượng cao khi nửa thực nửa hư. Mặc dù triết lý sâu sắc nhưng cách thể hiện chúng lại mang màu sắc tươi mới.
Những nét độc đáo của dòng tranh dân gian là gì?
Nếu so sánh những bức tranh từ làng Đông Hồ với những bức tranh hiện đại ngày nay, ta có thể dễ nhận thấy rằng tranh không đẹp bằng, nguyên liệu cũng chẳng đắt bằng. Vậy tại sao lại có giá trị cao đến vậy? Lý do sẽ được tìm ra ở dưới đây, những điểm đặc biệt của dòng tranh này là:
Phần giấy vẽ của tranh Đông Hồ rất đặc biệt
Phần giấy vẽ chính là thứ khác biệt so với những bức tranh hiện nay. Giấy vẽ được làm từ vỏ của những con sò, con điệp ngoài biển nghiền nát và trộn với hồ. Sau đó mới dùng chổi để quét lên cẩn thận, nhẹ nhàng và tinh tế.
Để cho bức tranh thêm sống động, những nghệ nhân đã phải sử dụng loại trắng tính, có những ánh nhũ lấp lánh thì mới làm rõ được thần thái của tranh. Những tấm giấy điệp lấp lánh, trắng tinh chính là điểm đầu tiên tạo nên giá trị của bức tranh. Bên cạnh những giấy vẽ thì còn những tấm ván in cũng có điểm đặc biệt đó là có 2 loại ván in nét và ván in màu.
Màu sắc của tranh Đông Hồ
Một điều đặc biệt nữa làm nên giá trị của bức tranh Đông Hồ cao đến vậy đó chính là màu vẽ được bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên, những màu vẽ có thể kể đến như:
- Màu đen được lấy từ than tre, than lá tre đốt rồi bỏ ủ tới 7 năm sau mới sử dụng được.
- Màu xanh được làm từ việc nghiền lá chàm hoặc cạo những phần gỉ từ miếng đồng.
- Màu đỏ vang được lấy từ việc trẻ nhỏ gỗ vang sau đó đun thật kỹ và gạn lấy phần nước đặc màu đỏ tươi.
- Màu vàng được chế bằng việc rang hoa hòe đến màu vàng nâu rồi bỏ vào nồi đun thật kỹ chắt nước là ta đã có màu vàng.
- Màu đỏ đất được lấy từ phần đất đỏ tại vùng Gia Lương, Quế Võ, Muốn lấy màu đỏ này phải ngâm thật kỹ có thể vài năm cho đến khi màu ngả nâu.
Tùy vào những nội dung của bức tranh cũng như những thông điệp muốn truyền tải thì nghệ nhân sẽ tô lên những màu sắc đậm nhạt khác nhau. Do đó dù đơn giản nhưng lại là nét đặc trưng của dòng tranh này.
Bố cục tranh Đông Hồ được phân chia rõ ràng
Phần bố cục trong bức tranh từ làng Đông Hồ luôn được xây dựng thật rõ ràng. Mặc dù hình ảnh tưởng chừng rất đơn giản, chỉ là những hình ảnh thường nhật của cuộc sống với những sự vật, trạng thái, khung cảnh rất gần gũi. Thế nhưng bố cục của tranh chính là điểm nhấn đặc biệt, chính nhờ sự bố cục chỉn chu, hoàn hảo mà tranh Đông Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia năm 2012.
Những nguy cơ mà tranh Đông Hồ gặp phải
Dù là một di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia thế nhưng tranh của làng Đông Hồ vẫn gặp phải những nguy cơ khó khăn có thể kể đến như:
Nguy cơ lớn và hiện hữu nhất chính là sự mai một. Sự mai một của dòng tranh này chịu dưới sự tác động lớn của thời gian, thời đại cũng như những công nghệ ngày càng hiện đại và nhu cầu về mặt thẩm mỹ đổi thay. Những gu thẩm mỹ thay đổi làm cho tranh từ làng Đông Hồ không còn tạo được thích thú với mọi người nữa, họ sẽ đổi sang dòng tranh khác.
Không chỉ về mặt người mua mà bản thân người làm tranh cũng dần dần mất đi cái tính thiêng liêng nhất của việc tạo ra dòng tranh này. Đó là sự thủ công, sự cổ truyền, sự miệt mài tỉ mỉ của những đôi tay lão luyện. Dần dần, họ dùng máy móc để tạo ra, dùng giấy màu để vẽ, dùng mực công nghiệp để tô nhằm mục đích thương mại và lợi nhuận.
Nghề làm những bức tranh của làng Đông Hồ đang dần đánh mất bản thân, chỉ gắng gượng tồn tại. Hiện nay chỉ còn lại đúng 3 nghệ nhân làm tranh và gia đình vẫn duy trì được cái truyền thống làm tranh này. Thế nhưng thực sự cần được bảo vệ, được tuyên truyền, quảng bá từ mọi người.
Một vài bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng nhất
Trải qua suốt một quãng thời gian dài hình thành và phát triển cũng như quảng bá tới mọi nơi. Tranh của làng Đông Hồ đã tạo ra những tác phẩm đặc sắc. Dưới đây ta sẽ cùng tìm hiểu về những bức tranh nổi tiếng đó.
Bức tranh “Đám cưới chuột”
Khi nhắc đến những bức tranh Đông Hồ thì “Đám cưới chuột” luôn được nhắc tới đầu tiên. Bức tranh mang ý nghĩa nhắc nhở, khuyên răn những người càng có chức quyền thì càng phải sống cho phải đạo. Cũng như là những người trẻ phải biết đối nhân xử thế. Bức tranh này thường được treo ở cơ quan, phòng làm việc.
Bức tranh Đông Hồ được yêu thích – Vinh quy bái tổ
Đây là bức tranh thể hiện sự biết ơn của những người con người cháu sau khi đỗ đạt thì quay về bày tỏ lòng thành. Đây là bức tranh thể hiện rõ được đạo lý “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” cho thấy dân tộc ta luôn biết nhớ ơn, báo hiếu.
Bức “vinh quy bái tổ” thường được trang trí trong nhà hoặc làm quà tặng cầu chúc cho chủ nhân luôn gặt hái được thành công, con cái thì giỏi giang có hiếu. Đây cũng như một lời nhắc nhở những người trẻ phải cố gắng học hành hơn để báo hiếu cha mẹ.
Vinh hoa phú quý – Bức tranh có ý nghĩa sâu sắc
Bức tranh Đông Hồ “Vinh hoa phú quý” như một lời cầu chúc cho gia đình có cả vinh hoa lẫn phú quý tức đông con cháu, gia đình ấm no, giàu sang phú quý. Bên cạnh đó bức tranh còn mang thêm ý chúc gia đình có con cái đủ trai lẫn gái mới đủ đầy, hài hòa âm dương.
Bức tranh “Mục đồng thổi sáo”
Hay còn được gọi là chăn trâu thổi sáo thể hiện một trang thái bình yên, an lạc của cuộc sống. Một sự bình yên đến từ làng quê mà bất cứ ai cũng mong muốn. Ngoài ra bức tranh còn là một lời răn dạy con cái phải biết ngoan ngoãn nghe lời, biết nhường mẹ kính cha.
Kết luận
Tranh Đông Hồ quả thực là một di sản văn hóa Việt Nam với sự độc đáo trong cách làm cũng như bao hàm ý nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên, dòng tranh này đang cần có sự chung tay bảo tồn của tất cả mọi người, tránh để mai một đi dòng tranh dân gian lâu đời ấy.