Tình yêu là chủ đề muôn thuở trong thi ca và chúng là một phần không thể thiếu tạo nên sắc màu của phong trào thơ trữ tình Việt Nam. Bằng những cá tính sáng tạo độc đáo không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ, cuộc canh tân đi vào lịch sử văn học này đã để lại nhiều tác phẩm xuất chúng tận đến hôm nay vẫn được mọi người truyền tay nhau mà ngâm nga, mà ngẫm nghĩ.
Thơ trữ tình bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt của người viết
Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng tâm tư, tình cảm của người viết. Thế nhưng, ở mỗi thể loại lại có phương thức biểu hiện riêng. Nếu ở tác phẩm tự sự tự tưởng, cảm xúc được tác giả gián tiếp gửi vào bức tranh cuộc sống qua những sự kiện, tình huống, hình tượng nhân vật thì trong tác phẩm trữ tình thế giới chủ quan ấy được thể hiện trực tiếp qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của tác phẩm. Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của con người là nội dung chủ yếu, cũng là cách phản ánh thế giới của thơ trữ tình.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Thơ tình yêu Xuân Diệu – Nhà thơ của biết bao thế hệ xưa
- Thơ tình yêu buồn về những câu chuyện chia ly đôi lứa
- Nhà thơ tình nổi tiếng trong phong trào thơ mới Việt Nam
Nắng chia nửa bãi, chiều rồi,
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây…
(Ngậm ngùi – Huy Cận)
Trong đoạn thơ trên có những chi tiết, hình ảnh của thế giới khách quan nhưng đã thấm đượm cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình: nắng chia, lá rầu, sợi buồn… Nội dung chủ yếu ở đây không phải là cảnh sắc thiên trong buổi hoàng hôn mà là nỗi buồn man mác, sâu lắng trong lòng người khi chiều buông xuống. Các hình ảnh của thế giới khách quan là phương tiện để nhà thơ bộc lộ thế giới tâm hồn của chủ thể…
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Bằng những hình ảnh thơ có tính biểu cảm cao: gió,mây, dòng nước, hoa bắp, thuyền ai, sông trăng, Hàn Mặc Tử trực tiếp bộ lộ nỗi buồn sâu thẳm trước cảnh vật đìu hiu, đang chia rã khủng khiếp. Nhà thơ vừa như đang níu với dư ảnh vưà như buông xuôi bất lực trước thực tại phũ phàng. Hình ảnh có mà như không có, tất cả mờ nhờ rúng động trong cơn bão tố của tâm hồn vốn đã gần như tuyệt vọng.
Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát.
Nhân vật trữ tình là người trực tiếp giải bày, thổ lộ những suy nghĩ, cảm xúc trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình trực tiếp phát ngôn và ít khi thông qua một đối tượng khác. Cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ tình (là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm).
Xuân Diệu trong bài thơ trữ tình “Vội vàng” cũng đã có những phút giây bối rối trước sự trôi chảy của dòng thời gian:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Khi trong hồn đã sẵn một tình yêu cuồng nhiệt đối với sự sống thì mỗi khoảnh khắc trôi qua đều có thể làm ta đau đớn. Xuân Diệu yêu cuộc đời này hơn hết thảy. Ở đâu, lúc nào và trong bất cứ cái gì ông nhìn thấy, ông đều cảm nhận được ý vị cuộc sống ngọt ngào thiết tha. “Tôi muốn tắt nắng đi” là muốn dừng lại dòng thời gian khắc nghiệt đang tàn phá tuổi thanh xuân, đang cướp đi sức sống của vạn vật. “Tôi muốn buộc gió lại” là muốn gom về mình hương sắc của trăm phương vạn nẻo đang từng ngày lãng phí mà không có ai tận hưởng. Sự sốt sắng, cuồng nhiệt, đắm duối của Xuân Diệu cũng là ước muốn của mỗi chúng ta trước sự phai tàn của thời gian trong cuộc sống này.
Thơ trữ tình có tổ chức ngôn ngữ đặc biệt
Bên cạnh những đặc điểm chung của ngôn ngữ nghệ thuật (truyền cảm, gợi hình tượng, hàm súc, cá thể hóa…), ngôn ngữ thơ trữ tình còn có những đặc điểm riêng. Trong đó, nổi bật nhất là tính nhạc. Nhạc tính của ngôn ngữ thơ tình yêu được thể hiện ở các yếu tố cơ bản sau:
Có thể bạn quan tâm:
- Chữ nghệ thuật – Cách ngôn ngữ được thể hiện đặc biệt
- Xếp sách nghệ thuật – thực hiện đơn giản, tính thẩm mỹ cao
Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ nhờ thay đổi, hòa phối các thanh bằng và thanh trắc.
Ví dụ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa ca khơi
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Câu thơ đầu với nhiều thanh trắc đã diễn tả được cái gập ghềnh, hiểm trở của dốc núi và nỗi mệt nhọc của người đi. Câu thơ cuối lại toàn thanh bằng gợi không gian êm đềm của thung lũng trải ra trong màn mưa. Cách ngắt nhịp và sự tương xứng hài hòa của các vế câu, cặp câu cũng góp phần tạo nên nhạc tính cho ngôn ngữ thơ.
Trên đây là những nét đặc trưng, đặc điểm của thơ trữ tình đầy thú vị. Mong rằng những nội dung trên đã mang tới cho bạn thêm những kiến thức về văn học nhé.