Trong dòng chảy miên viễn của nền văn học Việt Nam, chúng ta thấy rằng đó là sự tích hợp giữa hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết. Phân biệt được hai dòng văn học này là vấn đề cơ bản của lịch sử văn học dân tộc. Bởi lẽ, nó không chỉ có hai phương thức sáng tác khác nhau, truyền miệng và thành văn, mà còn liên quan đến hai loại hình thức tác giả có vị trí xã hội, hoàn cảnh sinh sống, quan niệm nhân sinh, tư tưởng tình cảm, kể cả hoàn cảnh sáng tác, tâm thế sáng tác, động cơ sáng tác cũng khác nhau.
Sự giống nhau giữa văn học nhân gian và văn học viết
Giữa văn học dân gian và văn học viết chúng ta thấy có một số điểm giống nhau như:
Cả hai đều là sản phẩm của lao động trí óc, là sáng tạo của con người
Đều phản ánh bộ mặt xã hội, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả
Chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọng nhất để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái độ, tình cảm của tác giả qua những hình tượng nghệ thuật đó.
Chúng cùng tác động đến thực tiễn, có tác dụng cải biến thực tiễn
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Tác phẩm văn học hay mà bạn đọc nên kham khảo và đọc qua
- Đặc trưng của văn học dân gian thể hiện qua điều gì?
- Giá trị của văn học dân gian thể hiện qua những điều gì?
Sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
Sự khác nhau được thể hiện thông qua các đặc trưng của văn học viết và văn học nhân gian như lực lượng sáng tác, cách thức lưu truyền, hình thức tồn tại, vai trò, vị trí, nội dung phản ánh, lịch sử hình thành và phát triển,…
+ Lực lượng sáng tác
Là sáng tác tập thể, không có tác giả cụ thể
Là sáng tác của một hoặc một nhóm mang dấu ấn riêng
+ Cách thức lưu truyền
Truyền miệng từ đời này sang đời khác
Được lưu truyền dưới dạng chữ viết
+ Hình thức tồn tại
Gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, trong đời sống xã hội
Là một tác phẩm cố định dưới dạng chữ viết, mang tính độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm
+ Vai trò, vị trí
Là nền tảng của văn học nước nhà
Là sự tiếp thu những cái mới, đồng thời kết hợp với cái hay, cái đẹp của văn học dân gian
+ Nội dung phản ánh
Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động, chẳng hạn qua thể loại ca dao – dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.
Thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ mang nét riêng của tác giả
+ Lịch sử hình thành và phát triển
Văn học dân gian: Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, nhận thức
Văn học viết: Ra đời vào thế kỉ 10, chia làm 2 giai đoạn là văn học trung đại và văn học hiện đại
+ Cách phản ứng hiện thực:
Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh biểu tượng để phản ánh hiện thực….
Dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật….
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết
Có thể bạn quan tâm:
- Cách lấy lại tài khoản facebook bị hack siêu nhanh nên biết
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cùng các đặc trưng liên quan
Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.
Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian…
Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện . Chẳng hạn , tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao ( những nhân vật trong Truyện Kiều , Lục Vân Tiên …)
Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.