Văn họcThể loại văn học dân gian được gìn giữ cho tới ngày...

Thể loại văn học dân gian được gìn giữ cho tới ngày hôm nay

Khác với thể loại văn học tinh hoa lấy bối cảnh cung triều để mô tả lại một bộ phận quý tộc thời phong kiến, văn học dân gian với sự dân dã đã trở thành món ăn tinh thần của một bộ phận đông đảo quần chúng. Hãy cùng mình tìm hiểu những thể loại văn học dân gian đã gìn giữ văn hóa Việt Nam cổ đại nhé.

Có bao nhiêu thể loại văn học dân gian?

Dựa vào những loại nhu cầu này, chúng ta có 12 thể loại văn học dân gian truyền thống của Việt Nam: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao tục ngữ, thành ngữ, vè, câu đố và chèo. Các thể loại này đa số được truyền miệng rộng rãi trong phần lớn quần chúng, ở mỗi vùng sẽ có những dị bản và sự thay đổi về tên họ, phản ánh nét văn hóa đặc trưng của khu vực đó.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Có bao nhiêu thể loại văn học dân gian?
Các thể loại văn học dân gian

12 thể loại văn học dân gian Việt Nam này lại được phân chia thành 3 nhóm nhỏ hơn dựa vào phương thức biểu đạt của nó:

Văn xuôi với lối viết kể chuyện gồm truyền thuyết, thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

Thơ ca gồm những vần thơ ngắn dài khác nhau được thiết kế theo quy tắc gieo vần gồm có ca dao tục ngữ, thành ngữ, câu đố và vè.

Nghệ thuật biểu diễn sân khấu kết hợp giữa thơ ca và âm nhạc gồm có hát chèo.

Một số thể loại văn học dân gian đáng chú ý

Thần thoại

Thần thoại là những câu chuyện được lấy cảm hứng từ những sự vật hiện tượng tự nhiên xảy ra trong lịch sử, kết hợp với sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con người nhằm phản ánh tư tưởng chủ quan của con người về sự vận động của thế giới, lý giải sự hình thành của thế giới xung quanh. Giống như nhiều câu chuyện thần thoại khác trên thế giới, thần thoại Việt Nam gắn liền với tín ngưỡng và niềm tin của con người vào sức mạnh của các thế lực tự nhiên, đồng thời lý giải những hiện tượng vĩ mô, như mặt trời, mặt trăng, chuyện sinh đẻ hay sự chuyển động ngày đêm.

Truyền thuyết

Một số thể loại văn học dân gian đáng chú ý
Thể loại văn học dân gian đáng chú ý

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian Việt Nam, kể lại những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Các truyền thuyết trong văn học dân gian thường có sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo hư cấu, qua đó thể hiện góc nhìn của quần chúng với các nhân vật lịch sử xuất hiện trong truyền thuyết, qua đó phản ánh nguồn gốc và sự xuất hiện của các phong tục tập quán ở các vùng, khắc họa được những nét tính cách của các nhân vật lịch sử, mở rộng hơn là dân tộc Việt Nam.

Sử Thi

Sử thi còn gọi là anh hùng ca. Thể loại tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử của các dân tộc nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Bức tranh sử thi lấy trọng tâm là sự xuất hiện của những vị anh hùng, xoay quanh họ là thế hệ quần chúng nhân dân rộng khắp đang từng bước tiến đến xã hội văn minh. Những bài sử thi anh hùng đã cho chúng ta thấy cách tổ chức và sinh hoạt và bối cảnh lịch sử của quần chúng nhân dân trong xã hội cổ đại.

Cổ tích

Cổ tích
Cổ tích

Có thể bạn quan tâm:

Khác với truyền thuyết thể loại văn học dân gian này lấy cảm hứng từ những nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử, cổ tích tập hợp những câu chuyện hư cấu, mang hơi hướng của đại chúng và kể lại những mẩu chuyện ngắn xảy ra trong đời sống thường ngày của con người. Sử dụng màu sắc huyền ảo kết hợp với trí tưởng tượng, cổ tích là những áng văn xuôi thể hiện khát khao sống hướng thiện cùng tư duy bài trừ cái ác của con người. Sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo như phép màu, thần linh cũng phản ánh được niềm tin của con người, rằng ở hiền thì sẽ gặp lành.

Truyện ngụ ngôn

Các câu chuyện ngụ ngôn thường sử dụng chất liệu cuộc sống, mượn hình ảnh của các sự vật, con vật và nhân hóa chúng lên để mô tả lại mối quan hệ giữa con người. Thông qua các tình huống được miêu tả trong câu chuyện, truyện ngụ ngôn truyền tải những bài học về đạo đức, lễ nghi và đạo lý làm người, từ đó giúp người nghe rút ra những kinh nghiệm sống, tránh mắc phải những lỗi lầm không đáng có, hướng đến một cuộc sống bình yên, đồng thời bồi dưỡng nhân cách giúp con người trở nên chính trực, dũng cảm, khôn ngoan hơn.

Truyện cười

Giống như tên gọi của nó, truyện cười là thể loại văn học dân gian thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người. Thông qua những tình huống trớ trêu buồn cười trong câu chuyện, không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái cho người nghe, truyện cười còn là một sự phê phán ý nhị về những thói hư tật xấu của con người trong cuộc sống.

Ca dao

Khác với các thể loại văn xuôi truyền miệng bên trên, ca dao là những bài ca ngắn, phản ánh đời sống sinh hoạt lịch sử, diễn biến nội tâm của con người và thái độ của họ. Cụm từ ca dao cũng có xuất xứ từ tiếng Hán, trong đó ca có nghĩa là những chương khúc, giai điệu, còn dao có nghĩa là những bài hát ngắn, không có đầu đuôi thứ tự chương lục. Ca dao có thể được trình bày dưới dạng câu đơn không theo quy luật, hoặc thể thơ lục bát truyền thống phối cùng với âm nhạc. Chúng ta có thể bắt gặp những câu ca dao thông qua lời hát ru của các mẹ ở miền nông thôn Việt Nam, mang giai điệu đơn sơ êm đềm và tùy hứng dài ngắn khác nhau.

Trên đây là những thể loại văn học dân gian được mình tổng hợp lại. Mong rằng những kiến thức trên sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho bạn nhé.

Tin liên quan