Văn học dân gian là một trong những bộ phận quan trọng góp phần tạo nên tính đa dạng và phong phú của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Song, không phải ai cũng có nhìn nhận đúng đắn và hiểu hết và các nét đặc trưng của thể loại này. Cùng mình tìm hiểu những đặc trưng của văn học dân gian là gì trong bài viết dưới đây nhé.
Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là một di sản nghệ thuật được truyền qua nhiều thế hệ của dân tộc. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Giá trị của văn học dân gian thể hiện qua những điều gì?
- Thể loại văn học dân gian được gìn giữ cho tới ngày hôm nay
- Văn học dân gian và văn học viết có gì giống và khác nhau?
Ở Việt Nam hiện các thuật ngữ sau đây được xem là tương đương : Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ ( folkore văn học ).
Đặc trưng của văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian và văn học viết đều là những sáng tác văn học và có đặc điểm riêng, Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là gì cũng là câu hỏi được quan tâm.
Có thể thấy văn học dân gian có một số đặc trưng của văn học dân gian cơ bản như sau:
Thứ nhất: Tính truyền miệng của văn học dân gian
Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Văn học truyền miệng ra đời từ thời dân tộc chưa có chữ viết. Tuy nhiên, khi dân tộc đã có chữ viết và văn học viết, thì văn học truyền miệng vẫn tiếp tục phát triển, một mặt do đại đa số nhân dân không có điều kiện học hành để hưởng thụ thành tựu của văn học viết ; mặt khác, do văn học viết không thể hiện được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nguyện vong, thị hiếu và tập quán sinh hoạt nghệ thuật của nhân dân. Vì thế, nhiều người có học mà chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân dân cũng tham gia sáng tác và lưu truyền văn học dân gian.
+ Văn học dân gian có nhiều hình thức diễn xướng khác nhau: tục ngữ thì nói, truyện thơ thì ngâm, ca dao thì hát, cổ tích thì kể, chèo tuồng thì diễn…
+ Do tồn tại, lưu hành bằng phương thức truyền miệng nên tác phẩm văn học dân gian thường ngắn gọn, dễ nhớ và có thể dễ dàng thêm bớt bởi người đời sau.
Thứ hai: Tính tập thể của văn học dân gian
Đặc trưng của văn học dân gian đó là những sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Tập thể là một biểu hiện khác của phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Có những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là công trình sáng tác tập thể của cộng đồng.
Đồng thời, cũng có những tác phẩm mà xét về nguồn gốc là sáng tác cá nhân. Dù lúc đầu có thể do một cá nhân sáng tác nhưng trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, các địa phương, thời gian khác nhau, tác phẩm văn học dân gian luôn luôn có khả năng tiếp nhận những yếu tố sáng tác mới và trở thành sở hữu tập thể.
Quá trình sáng tác, lưu truyền có tính chất tập thể và bằng con đường truyền miệng như trên đã tạo nên hai đặc điểm nổi bật:
Có thể bạn quan tâm:
- Cách lấy lại tài khoản facebook bị hack siêu nhanh nên biết
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cùng các đặc trưng liên quan
+ Về phương diện hình thức tồn tại, tác phẩm văn học dân gian thường có nhiều dị bản. Số lượng dị bản khác nhau tuỳ theo tác phẩm ấy thuộc thể loại nào.
+ Về phương diện nội dung, khi miêu tả và biểu hiện đời sống, văn học dân gian chỉ quan tâm tới những gì là chung cho cả một cộng đồng người. Phần lớn những gì có tính chất riêng biệt, độc đáo trong cuộc đời, trong tư tưởng, tình cảm của một cá nhân thì bị xoá nhòa, bị quên đi. Văn học dân gian là tiếng nói chung của một cộng đồng, không phải là tiếng nói riêng của một tác giả như văn học viết.
Thứ ba: Tính liên kết giữa văn học dân gian với đời sống con người
Đặc trưng của văn học dân gian dễ thấy nhất là tính gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Toàn bộ mọi hoạt động từ lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng đến chuyện gia đình đều có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo.
Văn học dân gian còn có tính ứng dụng cao, như: lời hát ru trẻ thơ từ thuở nhỏ, bài dân ca sử dụng trong các nghi lễ quan trọng, truyền thuyết liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, v.v
Thứ tư: Tính nguyên hợp của nền văn học dân gian
Đầu tiên phải kể đến tính nguyên hợp của văn học dân gian khi kết hợp hài hòa các hình thái của ý thức xã hội lại với nhau trong nhiều các thể loại. Cụ thể hơn, hầu hết nội dung trong văn học dân gian phản ánh thực trạng đời sống từ thời nguyên thủy cho đến xã hội hiện đại, đổi mới và phát triển theo từng cấp độ nhất định.
Văn học dân gian thường tồn tại dưới 3 hình thức chính yếu: tồn tại thông qua văn tự, tồn tại trong trí nhớ nhân dân và tồn tại bằng hoạt động diễn xướng. Trong đó, tồn tại bằng hoạt động diễn xướng là dạng tồn tại chuẩn xác nhất.
Trên đây là những đặc trưng của văn học dân gian, mong rằng thông qua những nội dung trên bạn đã hiểu thêm kiến thức về thể loại văn học này nhé.