Văn học và tình thương chính là công cụ để cho biết bao thi, nghệ sĩ bày tỏ nỗi lòng của bản thân trước xã hội. Một phạm trù rộng rãi không bị giới hạn bởi bất kỳ điều gì. Là không gian vô cùng lý tưởng để thể hiện sự sáng tạo của người cầm bút, hãy cùng nhau tìm hiểu và nghiên cứu giá trị cốt lõi quý báu ấy.
Văn học là gì?
Văn học là một hình thức sáng tác được thực hiện với nhiều thể loại khác nhau, nhằm tái hiện hoặc xây dựng lại những vấn đề, sự vật hiện tượng, đang diễn ra trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, không hề có bất cứ bó buộc hay giới hạn nào được đặt ra, tạo không gian thoải mái nhất cho tất cả đối tượng tham gia sáng tạo.
Đôi khi, những thông điệp mà văn học mang đến không chỉ nhắc nhở con người về những hành trình đã đi qua, hay những hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống. Mà còn là những lời cảnh tỉnh dành cho tương lai và thế hệ mai sau. Có người lựa chọn cách diễn đạt thực tiễn, nhưng có người lại lựa chọn xây dựng hình ảnh hư cấu.
Văn học và tình thương chính là đề tài và nội dung có nhiều tác phẩm cống hiến to lớn cho đời sống. Phạm trù này chưa bao giờ bị bỏ quên bởi các tác giả, mà ngược lại ngày càng được khai thác một cách chuyên sâu hơn. Nhằm giúp cải thiện mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, gắn bó và đùm bọc lẫn nhau.
Văn học được tạo ra để làm đẹp cho đời sống, ngôn ngữ được sử dụng trong văn học cũng phải đẹp đẽ và phù hợp. Những người sáng tác văn không được hướng đến lợi ích cá nhân, truyền đạt tư tưởng bảo thủ hay lạc hậu. Mà phải luôn vì mục tiêu chung để sáng tác, mang đến bài học hay cho đời.
Mối quan hệ mật thiết giữa văn học và tình thương
Đa số những người theo đuổi hành trình cắp sách đến trường, nghiên cứu kiến thức, đều đã có cơ hội tiếp cận với rất nhiều tác phẩm văn học và tình thương nổi bật. Thông qua những ý nghĩa được san sẻ và truyền đạt từ thế hệ trước đến thế hệ sau, với cách diễn đạt vô cùng mạch lạc, sâu sắc và tâm huyết.
Dựa vào khối kiến thức đã tiếp thu, có thể khẳng định mối quan hệ giữa văn học và tình thương là một chiếc cầu nối vô cùng chặt chẽ, có khả năng tác động qua lại cho nhau, đặc biệt sẽ không bao giờ bị tách rời. Căn cứ vào cơ sở tình thương trong văn học, phát triển nghĩa tưởng và tình người cao cả, hướng về xã hội văn minh.
Tình thương giữa những mối quan hệ trong xã hội chính là chất liệu và nguồn cảm hứng vô hạn cho tác giả ở mọi thể loại. Nhờ cảm nhận được sự thiêng liêng trong chữ “tình”, mà nhiều tác phẩm để đời đã được ra mắt. Ngược lại, văn học là con thuyền để truyền tải thông điệp và ý nghĩa sâu sắc hay ho của tình thương.
Mặc dù không phủ nhận, văn học phản ánh nhiều lĩnh vực và phương diện khác nhau của xã hội, không riêng gì tình thương. Nhưng sâu trong trái tim mỗi người, đều cảm nhận được hơi ấm từ tấm lòng, họ muốn phát triển và gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người với nhau. Văn học và tình thương mới có cơ hội phát triển và nhận được sự quan tâm nồng nhiệt.
Văn học ca ngợi lòng nhân ái
Văn học là một phạm trù nghệ thuật, là không gian để giúp cho ngôn từ được sáng tạo đa dạng, dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng tất cả đều có điểm chung, đó là hướng về mục đích tươi đẹp, truyền tải và tạo cơ hội cho nó tiếp cận được với nhiều đối tượng trong XH, ca ngợi tình cảm, quan điểm, tư tưởng và cách sống.
Trong khi đó lòng nhân ái là một phẩm chất vô cùng đặc biệt, luôn hiện diện và thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau trong mỗi người. Khi sở hữu lòng nhân ái, ta sẽ sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách vô điều kiện, không màng đến lợi ích của bản thân. Làm tất cả chỉ để giúp cho cuộc sống trở nên giàu đẹp và văn minh hơn.
Nếu không có lòng nhân ái, dân tộc Việt Nam, những người yêu nước, tầng lớp trí thức đã không hy sinh tất cả bao gồm cả mạng sống, để đổi lấy độc lập và tự do cho dân tộc. Sẵn sàng chiến đấu với giặc ngoại xâm, kể cả khi biết được nguy hiểm và hậu quả vô cùng nặng nề mà chiến tranh có thể gây ra.
Chính vì những nghĩa tưởng quý báu, nên bắt buộc trong văn học và tình thương phải truyền đạt thông điệp và giúp cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của lòng nhân ái. Từ đó thôi thúc và nung nấu những trái tim biết yêu thương trong mỗi người, góp phần làm xã hội phát triển nhanh chóng thông qua văn học.
Văn học tình thương phê phán thói đời tàn ác
“Tàn ác” là một hành vi làm xấu đi bộ mặt của xã hội, gây ra rất nhiều đau khổ, tác động vật lý lẫn tinh thần lên những người vô tội. Những hành vi đó đáng bị xã hội lên án, văn học góp phần kêu gọi mọi người đứng lên đấu tranh chống lại, xóa bỏ triệt để mầm móng hư hại, giúp đời sống công bằng, bình đẳng, bác ái và văn minh.
Một điều vô cùng khó tin, các hành vi tàn ác, tàn nhẫn không chỉ xuất hiện trong quá khứ, những thời đại tư tưởng còn lạc hậu và thấp kém. Mà ngay cả hiện tại, đang trong xã hội có nhà nước và pháp luật bảo vệ, vẫn luôn tồn tại bằng nhiều hình thức khác nhau.
Gây ra rất nhiều tổn thất về người, sức lao động, tài sản tác động lên những người dân lương thiện. Chính vì điều đó, nên khi muốn cứu vớt nền tảng tầng lớp trẻ cho thế hệ mai sau. Những tác phẩm văn học và tình thương thành công lên án và phê phán thói hư tật xấu chính thức được đưa vào chương trình giáo dục các cấp.
Văn học và tình thương – Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Khi tìm hiểu về tác phẩm văn học và tình thương tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố được xuất bản năm 1937. Người đọc có thể cảm nhận được sự phản ánh vô cùng chân thật dựa trên tình cảnh thực tế của những năm đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đang chịu ách thống trị và đô hộ của thực dân Pháp.
Không chỉ bị bóc lột về sức lao động, còn bị chèn ép về tinh thần, bị tàn phá giống nòi. Khi bọn tay sai liên tục đưa những chất cấm như ma túy, thuốc phiện để phá hủy tương lai của người Việt. Những người quyền cao chức rộng, ra sức hành hạ người dân vô tội một cách tàn nhẫn, không màng mạng sống, chỉ lo lợi ích của bản thân.
Ngoài lên án hành vi tiêu cực làm cho đời sống và xã hội của dân tộc ta lúc bấy giờ ngày càng đi xuống đáy vực thẳm. Tác giả tài ba cũng không quên xây dựng thêm hình ảnh vô cùng kiên cường và bất khuất của người phụ nữ Việt Nam.
Văn học và tình thương nhân cơ hội để nhắc và gợi nhớ lại hình ảnh của chị Dậu, người phụ nữ phải cắn răng chịu đựng “bán con” một cách đau đớn, kìm lòng trước hình ảnh chồng bị hành hạ và bóc lột đến đau ốm. Cho đến phút cuối cùng, giọt nước tràn ly, người đàn bà chân yếu tay mềm ấy, đã liều mạng để bật lại chính quyền tay sai, bảo vệ gia đình.
Bản án chế độ thực dân Pháp được hạ bút từ Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc là danh xưng của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ nhất của đất nước hình chữ S, cờ đỏ sao vàng Việt Nam. Nếu không có sự xuất hiện kiên cường, nhẫn nại và quyết tâm của Bác, có lẽ đến thời điểm hiện tại Việt Nam cũng chưa bao giờ được biết đến hai từ độc lập và tự do.
Sự kiện lớn nhất trong lĩnh vực văn học được Bác dùng làm công cụ để tuyên bố và truyền thông cho cả đất nước Việt Nam. Đó chính là Bản án chế độ thực dân Pháp, nội dung của bản án đó đã nêu lên những hành vi vô cùng tàn ác của bọn thực dân, tay sai gây ra cho người dân vô tội tại Việt Nam.
Không chỉ là kẻ thù của dân tộc Việt Nam, bọn thực dân Pháp là kẻ thù của tất cả dân tộc thuộc địa ở khắp các Châu lục. Chúng là những đối tượng không có tình người, khi tận mắt và tận tay chứng kiến thực hiện:
- Dùng nước sôi để luộc sống, lột da, cắt thịt tươi, rút móng của lính thuộc địa.
- Nhốt người trong hầm chứa, dùng đinh đóng vào da vào thịt của những người còn hoạt động sống.
- Nhấn nước, thả người vào chuồng cọp, nhốt trong thùng phi, đậy kín và gõ thành thùng để phá màng nhĩ.
Văn học khơi gợi lòng trắc ẩn, cảm thông sâu sắc
Văn học và tình thương luôn ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người, để có thể lưu truyền đến những thế hệ sau, mong muốn xây dựng một xã hội mới trong tương lai sẽ triệt tiêu và giảm thiểu điều ác, tàn nhẫn. Thay vào đó là tấm lòng biết yêu thương, cảm thông, hy sinh, san sẻ cho những người xung quanh.
Cuộc sống này sẽ trở nên tươi đẹp và phát triển hơn bao giờ hết, nếu trong mỗi người đều sở hữu đức tính trắc ẩn và viết cảm thông. Vượt qua giới hạn của bản thân để giúp đỡ về nỗi đau tinh thần lẫn thể xác. Xoa dịu đi những quá khứ đau buồn, tô điểm thêm những sắc hồng và khiến cho cuộc sống trở nên lạc quan.
Nếu văn học và tình thương có thể truyền tải và giúp cho mọi người hiểu được tầm quan trọng đó, trong xã hội sẽ không bao giờ tồn tại những tệ nạn xã hội. Những người lầm đường lỡ lỗi, cho đến khi bị pháp luật trừng phạt mới cảm thấy hối hận và quay đầu muộn màng.
Kết luận
Văn học và tình thương đã và đang đóng một phần vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo lý, cách cư xử chung, cho những đối tượng thuộc xã hội. Nếu không có sự góp mặt của lĩnh vực đó, sẽ không bao giờ tạo ra được cuộc sống phát triển và trọn vẹn.