Văn họcVăn học Việt Nam - Một nền văn học tuyệt vời và...

Văn học Việt Nam – Một nền văn học tuyệt vời và ấn tượng

Văn học Việt Nam được xem như là một trong những nền văn học tuyệt vời nhất, với những gì đã qua, nền văn học nước ta đã cho thấy được những điểm sáng, những văn minh tri thức, những chứng minh lịch sử và những giá trị nhân đạo toát lên trong mỗi tác phẩm văn học.

Khái niệm nền văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam chính là một nền văn học được rất nhiều bạn bè quốc tế ngưỡng mộ bởi những điểm đặc sắc trong từng câu chữ, từng đoạn văn cũng như cả bài viết của nó.

Văn học dân gian Việt Nam được xem là một thể loại văn học viết được xây dựng dựa trên những phạm vi phê bình, sáng tác ngữ văn của con người Việt Nam. Do đó đây là một nền văn học ghi dấu mạnh mẽ vì phản ánh một cách rõ nét con người, tính cách, lịch sử của Việt Nam.

Chắc hẳn trong lòng mỗi người Việt đều tự hào với nền văn học nước nhà, bởi nó chính là những tinh hoa văn hoá, những đúc kết, chắt lọc những gì tinh túy nhất để đem vào tái hiện qua chữ viết và phông văn của những nhà văn.

Qua văn học, con người Việt Nam cũng được khắc họa một cách thật nhất, hình tượng con người trở nên hào hùng và rắn rỏi trong lịch sử hào hùng rồi lại nhẹ nhàng, mến khách trong đời sống thường ngày, một hình tượng con người cương nhu đúng lúc.

Do đó, nền văn học Việt Nam được xem như một nét đẹp đáng được tự hào và đáng được giới thiệu cho tất cả bạn bè trên khắp thế giới biết đến vì đây là một nền văn học đặc sắc và hay nhất.

Văn học việt Nam giàu hình ảnh sâu sắc mà ấn tượng
Văn học việt Nam giàu hình ảnh sâu sắc mà ấn tượng

Các bộ phận được cấu thành của văn học Việt Nam

Nền văn học của Việt Nam được yêu thích và giữ gìn qua rất nhiều năm tháng, được phát triển dựa trên những nét truyền thống văn hoá từ ngàn đời qua, có thể nói nền văn học của Việt Nam chính là một chứng nhân lịch sử và là một viên ngọc quý cần được lưu truyền và bảo tồn cho đến mãi về sau.

Văn học của nước Việt ta bao gồm hai bộ phận chính hình thành nên là văn học dân gian và văn học viết. Mỗi bộ phận văn học dân gian hay văn học viết đều tạo nên những nét đặc trưng của nền văn học Việt Nam. 

Văn học dân gian

Văn học Việt Nam dân gian hay còn gọi là văn học khẩu truyền, là một hình thức truyền miệng mà nhân dân ta từ bao đời nay, qua biết bao thời kì lịch sử, văn học dân gian vẫn đi với những câu chuyện hằng ngày người dân hay kể.

Văn học dân gian được người đời công nhận rằng là nền tảng của văn học viết, là bước đầu của nền văn học Việt Nam. Khi chưa có chữ viết Việt Nam ta chỉ có văn học dân gian, thường là các thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, hay là các câu chuyện thần thoại sử thi mang tính truyền thuyết.

Với những tính chất tiêu biểu như truyền miệng, tập thể cùng kể nhau nghe hay những gắn bó với nhau trong đời sống hằng ngày, đời sống cộng đồng, văn học dân gian đã ngấm ngầm tồn tại trong suốt chặn đường văn học Việt Nam ta.

Văn học viết

Văn học viết hay còn được gọi là văn học thành văn, mang đậm tính chất nghệ thuật và ghi dấu ấn của chính tác giả dưới dạng văn bản và là một sự sáng tạo cá nhân cho cho các tác giả muốn thể hiện chủ quyền tác phẩm của mình.

Văn học viết được hình thành từ đầu thế kỉ X cho đến nay qua bao nền văn học như văn học trung đại hay văn học hiện đại, văn học viết được ra đời khi ta có văn tự và được lưu giữ bằng chữ viết, tuy ra đời muộn nhưng văn học viết nói chung vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền văn học Việt Nam.

Vào thời nước ta còn mang đậm văn hóa Trung Quốc ( thế kỉ X đến thế kỉ XIX) văn học viết có 3 loại chính là văn xuôi, thơ và thể loại biền ngẫu, khi đến văn học chữ Nôm nước ta chỉ có hầu hết là các thể loại thơ và văn xuôi.

Sau đó, khi nước nhà dần dà  được thống nhất, tới thời hiện đại ngày nay, ranh giới giữa những loại hình và các thể loại văn hóa tương đối rõ ràng như thuyết minh thì có truyện ngắn, truyện kí hay sử thi và thơ trữ tình thì là loại trữ tình, kịch thì cũng có nhiều loại như kịch và thơ, …

Sơ đồ về các bộ phận trong nền văn học Việt Nam
Sơ đồ về các bộ phận trong nền văn học Việt Nam

Tìm hiểu các thể loại của nền văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam bao đời nay là khoa học nghiên cứu phê bình và sáng tác ngữ văn của người Việt không kể quốc tịch hay thời đại. Sau này càng đổi mới ta thấy nền văn học của nước ta ngày càng tác động mạnh mẽ, đánh thức bản ngã phản ánh hiện thực nhất, chân thực nhất về nhu cầu của con người.

Văn học dân gian Việt Nam

Như đã nói, văn học dân gian chính là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc, văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng qua các tầng lớp nhân dân từ xưa đến nay. Văn học dân gian có 3 thuật ngữ được xem cốt lõi ngôn từ.

Tính nguyên hợp thường được biểu hiện ở sự hòa trộn nhiều hình thức khác nhau mang ý thức xã hội trong các thể loại văn học. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy, tinh khiết nhất mà còn là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác tồn tại dưới 3 dạng là ẩn (trí nhớ), cố định (văn tự) và hiện (diễn xướng).

Tính tập thể chính là mặc dù tác phẩm đó tác giả không phải là tất cả nhân dân nhưng vẫn được nhân dân sáng tác và chủ yếu sử dụng. Tính truyền miệng căn bản là tính chất truyền miệng được nhân dân kể nhau nghe lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tính dị bản cũng một thuật ngữ đặc trưng trong thể loại văn học dân gian, văn học dân gian là sáng tác tập thể vì nó không được cố định trong bất cứ văn bản nào được ghi lại cố định nên chắc chắn sẽ có những thông tin khác nhau khi lưu truyền sang các vùng khác nên dần dà câu chuyện vẫn sẽ bị thay đổi ít nhiều.

Văn học viết chữ truyền thống

Khác với văn học dân gian, văn học viết được hình thành khi chúng ta có chữ viết, điều đó mở ra một kỉ nguyên mới, một bước ngoặt trong lịch sử văn học Việt Nam vô cùng oanh liệt vô cùng rực rỡ. 

Do nước ta có sự va chạm ngấm dần theo những văn hóa Trung Quốc có phần làm cho văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của dân ta cũng dần mài mòn nên cũng tác động không nhỏ đến sự ra đời của văn học và chữ viết. Nhưng dần dà nhân dân ta biết cách tạo ra chữ viết riêng và tiến đến chữ Quốc ngữ ngày nay của ta.

Vào thời gian đầu chủ yếu văn học viết có thơ và 2 loại là cổ thể và cận thể – tôn trọng khuôn phép mẫu mực ảnh hưởng bởi thơ ca Trung Quốc nhưng theo ý kiến khác thì chia theo 3 loại lớn là vận văn, biền văn và tản văn (văn xuôi).

Từ khi chữ Quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, diện mạo văn học có nhiều thay đổi toàn diện và sâu sắc khi không chỉ ảnh hưởng bởi những tư tưởng truyền thống phương Đông mà còn có cả văn hóa phương Tây. Vậy nên văn học viết Việt Nam được chia ra làm hai thời kì trung đại (gồm tự sự và trữ tình) và hiện đại (gồm tự sự, trữ tình và thêm cả là kịch).

Văn học mạng – văn học trực tuyến

Đầu những năm 2000, khái niệm “web fiction” đã dần dà xuất hiện trong các giáo trình và luận văn khoa học với nhiều cấp độ được gọi là văn học mạng nghĩa là toàn bộ những tác phẩm đó đều được xuất bản trên một không gian mạng hay còn gọi là không gian ảo.

Do công nghệ thông tin toàn cầu đang dần thay đổi ngày càng phát triển hơn theo nhiều hình thức nên trong nền văn học Việt Nam ta lại có thêm một nền văn học tồn tại độc lập không phải dạng truyền miệng cũng không phải dạng thành văn mà là văn học mạng.

Tác phẩm “Đôi dép” của tác giả Nguyễn Trung kiên đã khởi xướng cho nền văn học mạng vì mục tiêu nhiều người được xem nhiều người được biết đến dễ dàng hơn, đồng thời nền văn học của ta cũng được truyền bá ra ngoài thế giới được nhìn nhận và được công nhận – điều mà trước đây ta luôn có tầm ảnh hưởng kém.

Tác phẩm “Đôi dép” làm nổi dậy nền văn học mạng
Tác phẩm “Đôi dép” làm nổi dậy nền văn học mạng

Quá trình phát triển qua bao đời của văn học Việt Nam

Từ xa xưa văn học Việt Nam vẫn luôn ngấn ngần tồn tại qua ngần ấy thời gian, điển hình là tồn tại dưới dạng truyền miệng – văn học dân gian rồi dần dà chuyển sang văn học viết rồi sau này là văn học mạng.

Chính sự va chạm gần 10 thế kỷ với nền văn hóa Trung Quốc nên nền văn hóa của ta cũng ảnh hưởng không nhỏ nhưng khi tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc phát triển hơn nhiều mặt nhân dân ta dần biết chuyển hóa tiếng Hán trên nền là tiếng Việt, rồi khi văn hóa có sẵn ta cũng có nhiều cơ hội để sáng tạo ra chữ Nôm.

Đến những năm cuối thế kỷ XVIII, chữ Nôm hình thành thì văn học viết có chuyển biến ít nhiều trong sáng tác văn học từ văn hóa cung đình dần hòa quyện với đời sống thường ngày và cái “tôi” cá nhân bắt đầu được đề cập đến, được đề cao lên và những thành tựu chữ Nôm nổi bật là Hồ Xuân Hương  và Nguyễn Du.

Sau này, khi chữ Quốc ngữ được sáng lập văn học Việt Nam ngày càng phát triển, được thế giới quan tâm và để ý hơn, rồi thêm nữa là văn học mạng cũng dần được hình thành theo công nghệ hóa được phát triển hơn. Việt Nam càng được nhiều nước biết đến có nền văn học tuyệt vời.  

Truyện Kiều - Nguyễn Du là điển hình cho văn học trung đại chữ Nôm
Truyện Kiều – Nguyễn Du là điển hình cho văn học trung đại chữ Nôm

Tình hình sáng tác và một số thành tựu đáng kể tự hào

Trong 10 năm từ 1945 – 1954, văn học Việt Nam tập trung chủ đề bao trùm đất nước vừa giành được độc lập, ngợi ca quần chúng nhân dân và Tổ quốc, khi ấy có những tác phẩm tiêu biểu như “Vui bất tuyệt” của tác giả Tố Hữu hay sau ấy là tập trung phản ánh kháng chiến chống Pháp như “Làng” của Kim Lân.

Theo những năm 1955-1964, chúng ta vừa xây dựng lại miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất đất nước, thì văn học tập trung ca ngợi người lao động, ngợi ca những bước đầu khát khao thống nhất đất nước. Ở giai đoạn này văn học được rất nhiều thành tựu ở cả ba thể loại như văn xuôi, thơ,kịch, …

Tiếp đó những năm 1965-1975, toàn bộ nền văn học tập trung vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, văn học Việt Nam dựng lên những hình tượng những con người mới trong lao động và sản xuất, ngợi ca tinh thần yêu nước, những khát khao thống nhất đất nước, hai miền Nam – Bắc thống nhất.

Vợ nhặt - Kim Lân cũng đã thể hiện rõ thời đại nạn đói 1945
Vợ nhặt – Kim Lân cũng đã thể hiện rõ thời đại nạn đói 1945

Kết luận

Nền văn học Việt Nam đã ngấm ngầm tồn tại từ bao đời nay, mỗi thể loại văn học đều là để phát huy đất nước để cho các nước trên thế giới biết về những tác phẩm tuyệt vời trong nền văn học dân tộc ta, đều là thể hiện tất cả mọi thứ về cuộc đời, về con người và về cái tôi cá nhân.

Tin liên quan