Phong trào thơ mới nổ ra vào đầu thập niên 1930 với những lối thơ mạnh mẽ, phong cách sáng tác độc đáo, có những cuộc vận động để khởi xướng sử dụng thơ mới mà không cần gò bó theo bất cứ quy tắc nào như các thể thơ cổ trước đây.
Thơ mới là gì? Phong trào thơ mới là gì?
Phong trào thơ mới như một cuộc chuyển giao nền văn học do đó, cho đến hiện nay, những thành tựu cũng như những nét riêng về nó vẫn được ghi dấu và lưu truyền cũng như bảo tồn đến tận bây giờ.
Thơ mới là như thế nào?
Thơ mới là cách gọi rộng rãi của thể loại thơ phi cổ điển, không theo nguyên tắc vần luật nào, không chịu sự gò bó, thanh vần thơ hiện đại như phong cách phương Tây, hiện đại hơn, phá cách hơn.
Thơ mới đột phá hơn mang tới cho những thi sĩ ham muốn thể hiện những khát khao được đề cao cái tôi cá nhân, được bộc lộ những cảm xúc của xã hội đương thời nghiệt ngã, éo le, ngang trái.
Mấy ai hiểu được rằng phải tù túng và gò bó thế nào mới được làm thơ và thơ mới đã làm cho họ một cái nhìn mới, một cảm quan mới về cuộc đời, về con người, về xã hội, chỉ khi họ được là chính mình thì câu văn lời thơ mới là chính họ.
Phong trào thơ mới được ra đời trong hoàn cảnh éo le
Chính những lẽ chán chường đó mà những nhà văn học vẫn theo nguyên tắc khuôn mẫu rập khuôn không thích điều này, họ phê phán và làm cho các nhà thơ mới phẫn nộ; từ đó phong trào này diễn ra khi các nhà thơ muốn thể hiện cái tôi của mình.
Phong trào thơ mới chính là sự đột phá trong tư tưởng của nhiều thi sĩ trong những năm tháng khốn khổ ấy, những năm tháng khủng khiếp không biết đi đâu và làm gì, nơi những con người mộng mơ về một thế giới hoàn toàn khác với những khát khao luôn chảy trong máu.
Lịch sử ra đời của thơ mới
Những năm đầu thập niên 1930, khi những nhà văn đều dần chán nản và ngán ngẩm với niêm luật những thể loại thơ cổ, họ ham muốn có sự đột phá trong sáng tác và đột phá trong phong cách thơ của mình, và khi đó thơ cổ điển không còn được chọn để bày tỏ lòng mình của những thi nhân.
Một số nhà văn đã đứng lên và chọn lối đi cho riêng mình, họ muốn tạo ra sự bộc phá và khác biệt với phong trào thơ rất mới. Phan Khôi một nhà thơ lúc bấy giờ cũng thể hiện sự bất bình về hạn chế của những thể loại thơ cổ. Phong trào thơ mới bắt đầu như thế, họ không chấp nhận cái tầm thường của xã hội hay tẻ nhạt như mọi người xung quanh.
Những năm 1924-1925, cuốn tiểu thuyết kể về mối tình Đạm Thủy – Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã làm cho giới học sinh, sinh viên những cô nàng chàng trai phố thị được một phen dậy sóng, bởi tình yêu lúc bấy giờ còn nhiều khuôn phép gò bó khó mà qua khỏi rào cản của gia đình phong kiến xưa.
Các giai đoạn của cuộc canh tân đi vào lịch sử
Thời kỳ loạn lạc, cuộc cách mạng phong trào thơ mới dần nổi dậy, dần có sự chuyển hóa đối tượng qua các năm, được chia thành 3 giai đoạn là từ năm 1932-1935, từ năm 1936-1939, từ năm 1940-1945.
Giai đoạn những năm 1932-1935
Ngày 10 tháng 3 năm 1932, Phan Khôi đã sáng tác “Tình già” theo đó là lời giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” và bài thơ này cũng chính là sự đánh dấu cho phong trào thơ mới sẽ diễn ra.
Theo sáng kiến được bộc lộ của Phan Khôi, một số nhà thơ cũng dần nổi dậy thể hiện cái tôi bản thân, thể hiện sự đột phá trong giới thơ ca như Thế Lữ hay Lưu Trọng Lưu,… liên tục biểu đạt đả kích giới mộ điệu thơ cổ, muốn phá vỡ các điển cố hay những nguyên tắc của các thể loại thơ đường luật hay thất ngôn, …
Giai đoạn những năm 1936-1939
Đây là giai đoạn phải nói là “thơ cũ” bị chèn ép hoàn toàn khi các nhà thơ dần theo phong trào thơ mới như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,… theo đó Xuân Diệu được cho là tiêu biểu nổi bật nhất trong thời kì này.
Có thể thấy, phong trào cách tân thơ mới ngày càng phát triển mạnh mẽ, thể hiện rõ những tài năng, những nghệ thuật độc đáo, cũng như thể hiện cái tôi được trỗi dậy sau một thời gian dài kìm hãm bởi những nguyên tắc tù túng. Với phong trào thơ hoàn toàn mới, nhà thơ hoàn toàn có thể bộc bạch những cảm xúc thầm kín đã lâu.
Giai đoạn những năm 1940-1945
Sau khi phát triển mạnh mẽ một thời gian, phong trào thơ mới dần có nhiều khuynh hướng khác nhau. Mặc dù vẫn giữ được nhiều nét đặc trưng của thời gian đầu nhưng đang dần bị suy thoái. Những nhà thơ thời kì này dần đề cao thú vui chơi, hay vẫn nhởn nhơ hưởng thụ khi cả nước đang lâm vào tình trạng hỗn loạn.
Phong trào thơ mới phải gánh nhiều luồng ý kiến khác nhau khi các tiểu tư sản giai cấp thành thị không tự chủ, một bộ phận tri thức không giữ được tư tưởng độc lập dẫn đến kéo theo giai cấp vô sản tự phát.
Đặc trưng riêng biệt của phong trào thơ mới
Thơ mới được ra đời trong sự khao khát tìm kiếm sự phá cách trong thơ nên cũng có nhiều nét đặc trưng riêng biệt như nét “buồn” trong thơ mới và những cái “tôi” khao khát được đề cao.
Nét “buồn” trong thơ mới
Đặc điểm đặc trưng trong phong trào thơ mới là khuynh hướng lãng mạn, đề cao thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả, làm đẹp cả cuộc sống rối như tơ vò của xã hội thực dân-phong kiến, từ đó nêu lên nỗi buồn, nỗi uất hận, lạc lõng giữa dòng đời.
Văn học trung đại chưa bao giờ làm được điều này-thể hiện nỗi buồn của cá nhân con người của cái tôi thầm kín trong lòng, nhưng cũng có thể hiểu đây không chỉ là cái “buồn” riêng tư mà còn là cái bệnh của thời đại.
Khuynh hướng nghệ thuật phong trào thơ mới cũng đa dạng mà đơn giản ở chỗ mộng mơ, lãng mạn anh hùng hay lãng mạn xã hội, … nhìn chung bao trùm chủ nghĩa lãng mạn chính là mộng mơ và khi các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt mà đời thực mang lại thì tưởng tượng và trốn trong lý tưởng ấy chính là bảo vệ thơ mới.
Những cái “tôi” khát khao ham muốn được bộc lộ
Văn học thời kì này cũng như văn xuôi vậy, mọi thứ đều biểu hiện ra những niềm vui, những khát khao, những kỳ vọng mà con người thời kỳ này mong muốn. Thơ mới chính là thơ của cái “tôi”, cái “tôi” cá nhân mà không bao giờ có trong bất cứ dòng thơ cổ điển nào.
Nét chung của những nhà thơ trong trường phái phong trào thơ mới chính là buồn, là cô đơn; họ không biết phải làm gì không biết phải đối mặt như thế nào, không biết phải đi theo lối đi nào giữa cái xã hội khiếp hoảng ấy.
Cơ chế thơ ca lãng mạn chính là cái tôi cô đơn, không được chia sẻ cũng không biết chia sẻ với ai, cái tôi lý tưởng tuyệt vời lại va đập với những nỗi đau thực tế nghiệt ngã uất hận của thời đại; Huy Cận cũng cho rằng cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn, bởi lẽ đó mà cái “tôi” luôn được đề cao trong thơ mới.
Các tác phẩm tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới
Khởi xướng cho phong trào cách tân thơ mới không thể không kể đến những cái tên luôn đi đầu trong những làng muốn đổi mới nền thơ ca Việt Nam như Phan Khôi, Lưu Trọng Lưu, Thế Lữ hay nhà thơ mới trong các nhà thơ mới – Xuân Diệu.
Phan Khôi – người đã khởi xướng phong trào thơ mới
Trong cuộc cách tân thơ mới, không thể nào không thể kể đến “Tình già” của nhà thơ Phan Khôi đã khuấy động dấy lên phong trào, dấy lên những khát khao về những cái “tôi” cá nhân, tình yêu của 2 kẻ “đầu xanh” tình cũ nghĩa xưa yêu nhau nồng thắm nhưng không thể nào đến bên nhau.
Ông là một người chuộng “cái mới”, ông cũng thích theo những đường lối mới trong phong trào Duy Tân, sau ông không muốn chức cao vọng trọng, ông chịu khó tiếp thu học hỏi văn hóa từ các nước phương Tây.
Phan Khôi là con của một nhà trâm anh thế phiệt nhưng chính bản thân ông cũng ham muốn, cũng khát khao bộc lộ những cái tôi cá nhân những nỗi niềm sâu thăm thẳm trong lòng đã giữ bấy lâu; có người nói thơ của ông luôn có giọng văn đặc biệt dù có đi đâu vẫn không thể trộn lẫn được.
Thế Lữ và những tác phẩm để đời cho nhân loại
Vào cái lúc mà thơ cũ liên tục công kích thơ mới, Thế Lữ chỉ lẳng lặng không tham gia cuộc tranh luận mà mang đến phong trào thơ mới ông sáng tác ra tập thơ “Mấy vần thơ”. Sau khi tập thơ của Thế Lữ ra đời thì những con người bên trường phái thơ cũ không còn gì để chỉ trích thơ mới nữa.
Cảm hứng thơ của Thế Lữ không hề phản ánh những thực tại khốn khổ mà ông chỉ phản cho chính bản thân ông, chính con người mình, ông bộc bạch mà trải lòng qua những câu thơ.”Nhớ rừng” chính là không cần những cái tầm thường nhỏ bé mà đòi hỏi những cái phi thường không có thực.
Cũng như thể hiện những khát khao luôn rạo rực trong người Thế Lữ với tác phẩm đặc biệt như “Nhớ rừng” ông đã thổi hồn vào bài thơ để bày tỏ nỗi niềm buồn đáng sợ khi chỉ ở trong “một chiếc lồng” nhỏ bé, những khát khao tìm kiếm sự tự do.
Thưởng thức thơ ca của Thế Lữ cũng như thấy được sự bộc phá của Thế Lữ trong thơ lãng mạn Việt, ta cũng nên thấu hiểu cho những đòi hỏi về tinh thần của lớp người có học trong lúc bấy giờ.
Những đòi hỏi mơ mộng không thiết thực nhưng lại thực sự cần thiết, chúng làm êm dịu những tâm hồn thống khổ nên sự mơ mộng hảo huyền những khát khao là thực sự cần thiết của phong trào thơ mới.
Xuân Diệu – nhà thơ mới trong các nhà thơ mới
Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình của Việt Nam, khi con người ta tìm kiếm trong thơ ca sự đồng điệu, sự thông cảm trong tâm hồn của con người Xuân Diệu đã man mác buồn khi mang những tâm tình rạo rực, những nỗi buồn chất chứa trong từ câu thơ.
Với Xuân Diệu ông làm thơ không để khẳng định tài năng bẩm sinh hay cá nhân nào, ông làm thơ để giao cảm với đời khẳng định sự hiện diện của mình trong cuộc đời.
Khác với nhiều nhà thơ mới luôn tìm cách lấy lãng mạn để đối lập với cuộc đời hoặc cách biệt với thực tại, thì Xuân Diệu ông lại tìm thấy sự gắn bó của mình với đời, với những ham muốn sống mãnh liệt, những ham muốn hòa mình với thời gian không gian.
“Vội vàng” tác phẩm này, ông đã đưa ta đến vẻ đẹp hoàn toàn mới của con người, con người chính là vẻ đẹp hoàn mỹ của tạo hóa, là chủ nhân của cuộc sống tươi đẹp này. Qua đó ông khẳng định chúng ta hãy sống nhanh lên, sống tận hưởng với thời gian mà ta có.
Hay trong bài “Thơ duyên” ông thể hiện những khát khao giao cảm với đời, lắng vào bên trong để cảm nhận những xôn xao mà thầm kín êm dịu trong hố sâu lòng người, ông đã dệt nên bài thơ bằng những sợi tơ vương vấn giữa lòng mình với vũ trụ và lòng người.
Kết luận
Phong trào cách tân lịch sử – thơ mới chính là bước ngoặt cho các nhà thơ được bày tỏ lòng mình được thể hiện cái “tôi” cá nhân nhằm mục đích phản ánh những hiện thực tàn khốc, khó khăn lúc bấy giờ. Phong trào thơ mới đề cao cái “tôi” cá nhân nhưng cũng thể hiện nỗi xót xa cho những nạn nhân thời bây giờ.