Văn bản văn học hay còn gọi là một tác phẩm văn học là những văn bản với nội dung đi sâu phải ánh hiện thực khách quan cũng như khám phá những mặt về tình cảm, tư tưởng nhằm thoả mãn nhu về mặt tinh thần của con người. Bạn đã biết những thông tin gì về chủ đề này chưa ?
Vậy văn bản văn học là gì?
Một văn bản văn học sẽ được xây dựng bằng những ngôn từ đầy tính nghệ thuật với những hình tượng mang tính thẩm mỹ cao, mang nhiều ý nghĩa. Những ngôn từ được sử dụng cũng được chọn lọc, trau chuốt, tỉ mỉ. Hình ảnh khi sử dụng trong mỗi câu văn, câu thơ cũng đều mang nhiều ý nghĩa, giàu sức biểu cảm và có tính tạo hình cao.
Mỗi văn bản văn học lại được xây dựng theo những hình thức khác nhau, cũng vì thế có những quy ước khác nhau cho từng thể loại. Văn phong của mỗi tác phẩm lại biểu đạt những tính cách phong thái của từng tác giả, từng thời đại họ sống.
Tiêu chí chủ yếu thường thấy của văn bản văn học
Một văn bản cần thoả mãn những tiêu chí nhất định được quy chuẩn, chứ không phải bất kì một văn bản viết nào cũng có thể gọi là một văn bản văn học.
Phản ánh và khám phá thế giới tình cảm của con người
Nội dung chính vốn dĩ để làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đối với tác giả một tác phẩm được viết ra không chỉ đem tới người đọc những kiến thức, tình cảm, câu chuyện mà còn là nơi để giãi bày tâm sự, thoả mãn việc được nói ra, được thể hiện cái tôi của riêng mình.
Mỗi con người lại có những thế giới tình cảm riêng, mà không phải ai cũng hiểu được. Tuy nhiên, việc thể hiện qua những tác phẩm văn học chính là tìm kiếm những tâm hồn đồng điệu về mặt tình cảm, suy nghĩ và cảm nhận. Cũng vì thế, văn học còn là những tư tưởng riêng gặp nhau, đa dạng và phong phú trong những cách suy nghĩ.
Xây dựng bằng những ngôn từ nghệ thuật, giàu cảm nghĩ
Ngôn từ chính là một điều rất quan trọng để tạo nên một văn bản văn học hay. Không phải bất cứ ngôn từ nào cũng có thể được sử dụng trong một tác phẩm. Những sự chọn lọc kỹ lưỡng khi đặt bút viết không chỉ khiến những con chữ mang đúng được mục đích hướng tới mà còn tạo nên sự nghệ thuật không quá lố lăng, lố bịch hay phản cảm.
Những cảm xúc của tác giả chính là thứ nhiều người mong muốn có thể được trải nghiệm. Cũng vì thế có thể nói một văn bản chính là được xây dựng nên từ những ngôn từ đầy tính nghệ thuật, ngôn từ giàu cảm xúc giàu cảm nghĩ.
Văn bản văn học có những quy ước, cách thức riêng
Văn bản văn học được chia làm nhiều thể loại, trong mỗi thể loại lại có nhiều hình thức. Ví dụ như thể loại thơ được chia thành trữ tình, sử thi, kịch thơ. Mỗi loại thơ lại có những hình thức quy ước khác nhau. Như thơ lục bát, tức là cứ một câu 6 chữ, một câu 8 chữ đi song song với nhau. Câu trước và câu sau lại có những vần điệu tương tự nhau, để nối tiếp nhau, tránh sự rời rạc.
Đối với những tác phẩm theo hình thức văn xuôi lại chia thành tự sự, trữ tình và kịch. Với loại tự sử thì chia thành tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn…. Những cuốn tiểu thuyết sẽ có nội dung kéo dài nhiều chương, xuyên suốt về một câu chuyện. Văn xuôi thì thông thường sẽ có phần dài hơn, nhiều câu cú hơn.
Các thể loại kịch cũng được chia làm bi kịch, hài kịch, chính kịch. Chính là dựa vào nội dung mỗi tác phẩm muốn hướng tới. Những tác phẩm bi kịch sẽ có nội dung bi thương, đau buồn mang đậm bi ai sầu khổ. Những tác phẩm hài kịch thì nội dung lại phải vui tươi, tạo tiếng cười cho người đọc.
Cấu trúc chung trong một văn bản văn học
Dù là thuộc thể loại nào, hình thức nào thì văn bản văn học cũng cần tuân thủ những cấu trúc chung, để tạo nên sự hài hòa, thống nhất và quy chuẩn trước khi đến tay người đọc.
Phần ngôn từ được tác giả sử dụng
Ngôn từ trong mỗi văn bản văn học không chỉ phải phù hợp với hình thức mà tác phẩm đó đang hướng tới, mà còn chính là biểu đạt đủ được những mong muốn của tác giả. Đối với những bài thơ, thông thường hay được sử dụng những từ láy liên tiếp, không chỉ vần hay mà nghĩa cũng dễ biểu đạt hơn.
Ngôn từ ở mỗi thời đại cũng có nét khác nhau khá nhiều. Hay đối tượng mà tác giả nhắm tới cũng khiến những ngôn từ được biến đổi một cách phù hợp. Đặc biệt là sử dụng những từ ngữ mang đa tầng nghĩa, vừa tạo chiều sâu văn bản vừa chính là nét thú vị để người đọc phải có cái nhìn đa chiều hơn trong một tác phẩm.
Phần hình ảnh trong văn học
Bất kì một văn bản văn học nào cũng có một hoặc nhiều hình tượng nghệ thuật chính để hướng tới, để mô tả và làm rõ. Những tượng tượng hoặc mô phỏng lại một hình tượng nào đó bằng những sự sáng tạo đầy nghệ thuật, liên kết cùng những chi tiết về cảnh quan hay sự kiện xã hội.
Mỗi hình ảnh nhân vật phải phù hợp và liên kết với những hình ảnh chi tiết khác trong câu chuyện. Giúp người đọc, cảm nhận được, liên tưởng và đôi khi tưởng tượng hình dung ra những hình ảnh đó một cách sống động nhất.
Phần hàm nghĩa của văn bản
Trong quá trình học văn, bạn sẽ thường thấy những từ như “phân tích”, “nêu cảm nghĩ” thì chính là để nói về tầng hàm nghĩa mà tác phẩm đó đem đến. Không phải một hình ảnh trong tác phẩm chỉ đơn thuần như hình ảnh, mà còn đem tới nhiều ý nghĩa sâu xa. Ví dụ như hình ảnh bông sen trong các tác phẩm về người lao động Việt Nam, chính là ca ngợi phẩm chất trong sạch của con người.
Mỗi tầng nghĩa không chỉ kết hợp bởi hình ảnh mà tác giả đem tới trong tác phẩm, mà còn là cả những ngôn từ được sử dụng. Có rất nhiều từ ngữ chứa cả những nghĩa đen và nghĩa bóng, mà khi đọc lên cần chúng ta suy ngẫm.
Nội dung và hình thức cơ bản của một văn bản văn học
Không chỉ đảm bảo những quy chuẩn chung mà mặt hình thức và nội dung của văn bản văn học cũng cần được chăm chút, đi đúng trọng tâm thì mới có thể tới với người đọc một cách dễ dàng nhất.
Về mặt nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật
Đề tài trong mỗi văn bản văn học là những lĩnh vực mà nhà văn chọn lựa để khai thác và thể hiện trong văn bản của mình. Chủ đề là một vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm, thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn. Trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, đề tài là cuộc sống bi thương của người dân, nhưng chủ đề lại là sự mâu thuẫn và những xung đột của tầng lớp nhân dân và quan lại cường hào lúc bấy giờ.
Tư tưởng là việc lý giải, giải thích làm rõ chủ đề đã được hướng tới. Dùng những nhận thức của chính mình để miêu tả, làm rõ vấn đề từ đó đưa tới cho người đọc những lời nhắn gửi, mong muốn gửi gắm rõ ràng, sâu sắc. Như trong “Tắt đèn” của Ngô Tất tố gửi gắm là lòng căm phẫn trước sự bóc lột của quan lại và thực dân Pháp, chứ không đơn thuần chỉ là hình ảnh đáng thương của gia đình chị Dậu.
Cảm hứng nghệ thuật chính là những xúc cảm để thôi thúc tác giả viết ra những văn bản văn học. Cảm hứng giúp họ có thể dùng ngòi bút của mình để lột tả lên những hiện thực đời sống hay những sáng tạo tưởng tượng để thoả mãn tinh thần.
Hình thức gồm kết cấu, ngôn từ và thể loại
Không chỉ về mặt nội dung, hình thức cũng cần được chú trọng để có một tác phẩm hay. Đặc biệt là ngôn từ, chính là việc dùng những từ ngữ để tạo nên những hình ảnh, chi tiết, ý nghĩa mà tác giả muốn nhắm tới. Ngôn từ cần được chỉn chu, đúng mực, có khả năng mang nghĩa tốt thì mới có thể truyền đạt tới người đọc.
Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức thành một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh và có một ý nghĩa nhất định. Một kết cấu xuyên suốt sẽ giúp một bài văn được thống nhất từ đầu đến cuối hơn. Gắn kết và tạo nên những sự kết nối, tạo một sự hoàn chỉnh về mặt nội dung để nổi bật chủ đề tác giả nhắm tới.
Ở mỗi một thể loại có yêu cầu riêng khác nhau, như thơ lục bát thì không thể đặt những câu có số lượng từ như thơ 4 chữ. Truyện ngắn thì không thể kéo dài vài chục chương như một cuốn tiểu thuyết dài tập. Thơ thì cần có vần điệu, văn xuôi thì câu cần đủ nghĩa, có chủ ngữ vị ngữ dễ hiểu.
Ý nghĩa của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
Nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ là ba tiêu chí đầu tiên khi nói tới ý nghĩa của nội dung và hình thức mà một văn bản phải đem tới. Một văn bản khi truyền tải tới người đọc không chỉ về mặt nhận thức mà còn phải mang được những thông tin để giáo dục một thế hệ.
Mang tinh thần nhân văn, dân chủ và không chỉ thế còn giúp nâng cao phẩm chất, hoàn thiện con người. Những câu văn, câu thơ không chỉ để bay bổng để thỏa mãn con mắt, thỏa mãn đôi tai người nghe. Mà còn cần đem tới những bài học, những nội dung để con người có thể cải thiện, học tập.
Tuy nhiên cũng cần thống nhất giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật thẩm mỹ. Không phải chỉ cần hình thức đẹp là đủ, nội dung và hình thức cần song hành với nhau, bổ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển.
Kết bài
Văn bản văn học không chỉ được xem là nơi để truyền tải những thông điệp của tác giả về mặt tinh thần, mà còn là những bài học, những kiến thức chúng ta cần học tập trau dồi. Những tác phẩm văn học được tạo nên từ những cảm xúc của tác giả nhưng không phải vì thế mà không tuân thủ những quy tắc nhất định. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về chủ đề văn học.